Video theo yêu cầu của Mỹ thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Hồng Như| 21/10/2019 06:00

Theo nghiên cứu của Media Partners Asia (MPA), YouTube, Netflix và Amazon Prime Video hiện chiếm 54% thị phần và kiểm soát hơn một nửa thị trường video trực tuyến khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) với trị giá 11 tỷ USD.

Video theo yêu cầu của Mỹ thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Dự kiến trong năm 2019, ngành công nghiệp video trực tuyến sẽ mang về 27 tỷ USD doanh thu quảng cáo, số lượt đăng ký mới tăng 24% so với năm 2018. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do quá trình thúc đẩy đầu tư, gia tăng sự cạnh tranh, mở rộng truy cập băng thông, phát triển nội dung tại địa phương, cơ sở hạ tầng thanh toán nhanh và bảo vệ địa chỉ IP tốt.

MPA ước tính cuối năm nay, khu vực APAC có số thuê bao dịch vụ tính phí đạt 13,2 triệu. Năm ngoái, chỉ riêng Ấn Độ, thuê bao Netflix đã vượt qua con số 1 triệu. Mặc dù Amazon Prime Video không đưa ra thống kê, tuy nhiên ở Ấn Độ và Nhật Bản, dịch vụ này đạt tốc độ tăng trưởng đáng kể. Hiện tại, Amazon đang tập trung khai thác và đầu tư vào các nội dung địa phương, đồng thời cũng mở rộng thêm nhiều dịch vụ khác.

Nghiên cứu này cũng liệt kê 15 nền tảng video trực tuyến hàng đầu, chiếm gần 70% doanh thu trong năm 2019. Đứng đầu là YouTube, theo sau là các nền tảng của Trung Quốc như iQiyi, Tencent Video, Youku và ByteDance. Netflix, Amazon, Disney +, Hotstar của Ấn Độ, Hulu của Nhật Bản và một vài ứng dụng khác cũng lần lượt nằm trong danh sách này.

Các thị trường lớn nhất trong khu vực APAC lần lượt là Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Nếu không tính Trung Quốc, doanh thu video trực tuyến tại APAC sẽ tăng từ 11 tỷ USD trong năm 2019 lên 23 tỷ USD vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 16%. Tuy nhiên, Vivek Couto - CEO của MPA cảnh báo những video được cung cấp trên nền tảng Internet (OTT) vẫn thua lỗ ở khu vực APAC mặc dù một số nhà khai thác đã bắt đầu thấy lợi nhuận trong khoảng 3-5 năm tới ở các thị trường nội địa lớn và quy mô mở rộng toàn cầu.

Thách thức lớn nhất ngành công nghiệp này đối mặt là cái bóng của các nhà quản lý ở nước sở tại. Chính phủ cố gắng đề ra quy định về OTT nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa truyền hình truyền thống và truyền hình tính phí. Vivek Couto cho rằng, việc hạn chế đầu tư nước ngoài có thể ức chế sự cạnh tranh công bằng. “Đồng thời, khi áp đặt tiêu chuẩn nội dung truyền hình cho các dịch vụ trực tuyến có thể phản tác dụng. Quy tắc về nội dung nước ngoài được phép có trong thư viện dịch vụ cũng sẽ hạn chế sự lựa chọn của người sử dụng”.

Về tăng trưởng trong tương lai, báo cáo dự báo các mô hình VOD, SVOD (video theo yêu cầu) cho biết trong 5 năm tới, ngoại trừ Trung Quốc, Úc và New Zealand thì quảng cáo vẫn tiếp tục thống trị ở hầu hết các nước trong khu vực APAC. Số lượng thuê bao có tính phí dự kiến sẽ tăng tại các thị trường trọng điểm. Nhìn chung, thị trường APAC vẫn sẽ phân chia khá đồng đều giữa mô hình quảng cáo và đăng ký dịch vụ. Năm 2019, thị phần quảng cáo giảm nhẹ từ 56% xuống còn 54%, Trong khi dự báo vào năm 2024 số lượng thuê bao đăng ký có tính phí tăng 46% so với 44% năm 2019. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Video theo yêu cầu của Mỹ thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO