Truyền hình truyền thống khó bị soán ngôi

PHÚC THIỆN| 19/09/2016 06:16

OTT (Over the Top Technology) được xem là xu hướng dịch vụ truyền hình sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới tại Việt Nam nhờ sự phát triển ồ ạt của các thuê bao internet và internet di động.

Truyền hình truyền thống khó bị soán ngôi

Cùng với IPTV (Internet Protocol Television), OTT (Over the Top Technology) được xem là xu hướng dịch vụ truyền hình sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới tại Việt Nam nhờ sự phát triển ồ ạt của các thuê bao internet và internet di động.

Đọc E-paper

Hiện Việt Nam có hơn 30 triệu thuê bao internet, trong khi mới chỉ có khoảng vài triệu thuê bao truyền hình trả tiền. Với truyền hình OTT, người dùng sẽ sử dụng dịch vụ truyền hình trên thiết bị di động chứ không chỉ xem qua màn hình tivi như hiện tại.

Các chuyên gia truyền hình dự báo năm 2016, dịch vụ truyền hình qua internet sẽ phát triển mạnh và có thể chiếm tới hơn 60% nguồn thu trên môi trường internet.

Nắm bắt xu thế, từ đầu năm 2016, nhiều đài truyền hình lớn cũng đã mở rộng sang cung cấp dịch vụ OTT. Chẳng hạn, SCTV đưa vào thử nghiệm dịch vụ truyền hình VOD trên 8.000 đầu thu Hybrid Box ở 12 tỉnh - thành như TP.HCM, Hà Nội, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Cần Thơ, Kiên Giang... để cung cấp kho video theo yêu cầu với hàng ngàn bộ phim, video ca nhạc, hài, cải lương, ca nhạc thiếu nhi, thể thao, thời trang, du lịch khám phá..., tất cả đều có bản quyền, chất lượng cao và được cập nhật liên tục.

VTVcab cũng ra mắt dịch vụ truyền hình OTT - VTVcab ON trên nhiều màn hình như thiết bị di động (smartphone, máy tính bảng, laptop), máy tính bàn... thông qua đầu thu Hybrid để khách hàng xem trực tuyến có thể xem lại các chương trình đã phát sóng, cùng kho phim khổng lồ với những bộ phim "bom tấn" mới nhất và có bản quyền hợp pháp.

Truyền hình số vệ tinh K Plus có ứng dụng myK+ dành cho khách hàng xem miễn phí tất cả những trận đấu thể thao quốc tế đang diễn ra, những bộ phim Việt mới nhất sau khi ra rạp, phim truyền hình Mỹ, Pháp và các nội dung giải trí khác trực tiếp trên kênh K+1, K+PM, K+NS, K+PC... thông qua các thiết bị có kết nối internet, ở bất cứ đâu có kết nối internet.

HTVC có 2 ứng dụng xem truyền hình hiện đại HTVOnline và Hplus trên các thiết bị thông minh có kết nối internet tương thích với các hệ điều hành iOS, Android và Windows Phone, cung cấp hàng ngàn chương trình thời sự, giải trí, phim truyện, hài kịch đến các giải đấu thể thao... cùng tín hiệu HD của những kênh quốc tế như Star World, Star Movies...

>>Khán giả truyền hình Anh Quốc đã "mắc bẫy" thế nào?

Đặc điểm chung của những ứng dụng OTT này là đều cho phép người dùng xem truyền hình trực tuyến với số lượng kênh lớn. Và hiện nay đa số các gói dịch vụ truyền hình OTT đều chưa phải trả tiền.

Tuy nhiên, OTT vẫn còn ở bước đầu, đòi hỏi các nhà đài phải có sự đầu tư hợp lý về hạ tầng nếu muốn một gói OTT có thể chạy trơn tru, hình ảnh "mượt" và thỉnh thoảng không bị giật màn hình với khoảng 10 ngàn khán giả cùng xem một lúc, và nếu con số này tăng lên thì yêu cầu về đường truyền, cơ sở dữ liệu, máy chủ sẽ khác.

Điểm khác biệt giữa OTT và truyền hình truyền thống là thời lượng chương trình. Nếu chương trình phát trên tivi kéo dài vài giờ đồng hồ vẫn có người xem, thì chương trình trên OTT chỉ có thể tranh thủ vài phút đến vài chục phút. Vì thế, đầu tư sản xuất chương trình truyền hình OTT là thách thức không nhỏ.

Hầu hết các chương trình OTT hiện nay vẫn bê nguyên xi từ truyền hình cáp hay vệ tinh sang nên không có sự khác biệt, mà không có sự khác biệt thì gia tăng khán giả là điều khó thực hiện. Thế nên có thể nói, truyền hình truyền thống vẫn khó có thể bị soán ngôi. 

>>Olympic Rio 2016 và "cơn mưa" quảng cáo truyền hình

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Truyền hình truyền thống khó bị soán ngôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO