Phục dựng lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Nguồn SGTT/VnMedia/Dân Trí| 15/11/2009 00:49

Lễ hội đâm trâu đã được phục dựng theo đúng nguyên bản nghi lễ đâm trâu của các dân tộc Tây Nguyên, diễn ra sáng nay 14/11/2009.

Phục dựng lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Theo tâm linh của người dân Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu chỉ được tổ chức khi cộng đồng có một sự kiện đặc biệt như chiến thắng bộ lạc lân cận, dời làng về địa điểm mới, hay làng vừa qua khỏi một cơn dịch bệnh… mới cúng trâu cho Giàng (Trời) để tạ ơn.

Trong khuôn khổ lễ hội cồng chiêng quốc tế Gia Lai 2009, lễ hội đâm trâu đã được phục dựng theo đúng nguyên bản nghi lễ đâm trâu của các dân tộc Tây Nguyên. Người dân J’Rai ở huyện K’Bang (Gia Lai) đã được giao tổ chức lễ hội này. Ban đầu, theo ban tổ chức, vì đây là lễ đâm trâu, vốn đã bị lên án là quá “dã man” nên theo dự kiến chỉ phục dựng những hình thức của nghi lễ mà không có trâu.

Sau đó, theo người dân Tây Nguyên, nếu không có trâu sẽ khó mà diễn cho đúng với cái hồn của lễ đâm trâu. Vậy là có trâu thật xuất hiện cho buổi lễ, nhưng không được đụng đến con trâu này.

Cho dù không có cảnh máu chảy, trâu chết và những buổi tiệc linh đình sau khi lễ đâm trâu kết thúc; nhưng với du khách, ngay cả người dân Gia Lai, lễ hội này có những nét đặc sắc riêng trong nhiều lễ hội diễn ra tại lễ hội cồng chiêng lần này.

Những hình ảnh tiến trình lễ hội đâm trâu được tổ chức tại khu du lịch Về Nguồn (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) sáng ngày 14/11/2009.

Con trâu được chủ trâu và già làng dắt vào cột Khươl, giữ chặt bằng một thòng lọng làm từ sợi mây rừng.
Già làng và các cụ già của làng nắm chặt sợi dây để già làng đọc lời cầu nguyện đến Giàng để buổi lễ bắt đầu.
Đội nghi lễ múa gươm, gõ cồng chiêng nhảy múa xung quanh chú trâu
Các cô gái thì múa “sôl”, có nhóm cồng chiêng đi cùng
Đội hóa trang xuất hiện, báo hiệu giờ phút già làng đâm những nhát lao đầu tiên vào trâu
Già làng "đâm" trâu bằng ngọn lao nhọn
Già làng và các cụ lớn tuổi vào uống rượu cần, cũng là lúc nghi lễ đã kết thúc
Cánh thanh niên nhảy múa và uống rượu cần
Còn chú trâu thì ngơ ngác: sao chẳng ai ra tay "hạ thủ" mình?
Trình diễn tại Festival
Cái nắng chói chang của Tây Nguyên chẳng thể ngăn được những bước nhảy của các thiếu nữ
Bahnar Phục dựng Lễ đâm trâu mừng chiến thắng
Không gian văn hoá cồng chiêng cần lắm những thế hệ trẻ …
...thì đó mới là niềm vui của thế hệ nghệ nhân cao tuổi ở đất này
Bên cạnh những âm thanh của cồng chiêng thì khí nhạc cũng làm say đắm lòng người
Buổi phục dựng bắt đầu trong tiếng cồng, tiếng trống
Chú trâu được dắt ra và cột vào cây nêu
Các dũng sĩ tay lăm lăm mác
Các dũng sĩ tay cầm mác quay quanh chú trâu
Chú trâu mộng lồng lộn khi nghe tiếng chiêng, tiếng trống và nhiều người vây quanh
Dũng sĩ chìa mác rồi lao vào chú trâu... làm người xem thót tim
Lễ phục dựng kết thúc trong tiếng cồng và say sưa thưởng thức rượu cần
Tiết mục mở màn “Gióng cồng chiêng mở hội” khai hội
Tiết mục mở màn ấn tượng
Ngày hội lớn mang đậm chất Tây Nguyên vang tiếng cồng chiêng.
Sức sống Tây Nguyên đã khuấy động cả đất trời Pleiku
(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Phục dựng lễ hội đâm trâu Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO