Điều gì khiến Sherlock Holmes sống mãi qua 3 thế kỷ?

HOÀNG LÂM (Thực hiện)| 12/11/2015 00:33

Điều gì khiến Sherlock Holmes kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1887, qua sáng tạo của nhà văn Sir Arthur Conan Doyle, vẫn sống mãi qua 3 thế kỷ? Theo dịch giả Trần Đức Tài, yếu tố trinh thám chỉ là một phần...

Điều gì khiến Sherlock Holmes sống mãi qua 3 thế kỷ?

Điều gì khiến Sherlock Holmes kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1887, qua sáng tạo của nhà văn Sir Arthur Conan Doyle, vẫn sống mãi qua 3 thế kỷ? Theo dịch giả Trần Đức Tài, yếu tố trinh thám chỉ là một phần...

Đọc E-paper

Sáng 5/11, Công ty Sách Đông A chính thức phát hành bộ sách Sherlock Holmes toàn tập, gồm 3 tập, bìa cứng, với 4 đoản thiên tiểu thuyết và 56 truyện ngắn kinh điển, sắp xếp thời gian xuất bản và có thêm phụ bản in màu về Bảo tàng Sherlock Holmes.

Không chỉ mang diện mạo mới, điểm đặc biệt của bản dịch lần này là các dịch giả đã tiếp cận tác phẩm của Doyle trên cả góc độ lịch sử và văn chương, không xem toàn tập Sherlock Holmes đơn thuần là những truyện trinh thám mà là một danh tác kinh điển. 

Dịch giả Trần Đức Tài

* Tại Việt Nam, những truyện về Sherlock Holmes đã được dịch ra tiếng Việt từ những năm 1920 và đã có ít nhất hai bản dịch Sherlock Holmes toàn tập được lưu hành. Điều gì khiến ông vẫn quyết định làm lại bộ sách quá nổi tiếng này?

- Tôi cũng như nhiều người mê Sherlock Holmes khác, lớn lên cùng ký ức về chàng thám tử tài ba này qua các bản dịch. Tuy nhiên, khi có điều kiện tiếp xúc với nguyên tác, tôi như người bước vào một hành trình khám phá mới. Đối chiếu với nhiều nguồn khác, tôi phát hiện không chỉ là trinh thám, Conan Doyle đã nâng tầm vóc của thể loại văn học này lên một tầm mới. Và hơn cả là chất văn độc đáo trong tác phẩm. Phần lớn bạn đọc bị tài năng của Sherlock Holmes chinh phục mà quên mất rằng tài năng của Conan không chỉ nằm ở việc tạo ra nhân vật có sức thuyết phục lớn này.

Với tôi, các tác phẩm về Sherlock Holmes còn có cả chất của tiểu thuyết lịch sử. Văn tài của Doyle đến nay vẫn được rất ít người nhìn nhận. Đơn cử như mặc dù Conan Doyle là "cha đẻ” của bộ truyện nhưng trong khi Sherlock Holmes được dựng tượng, lập di chỉ ở khắp nơi trên thế giới thì số lượng tượng của Doyle chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

* Nếu Doyle sống lại, chắc ông ấy cũng sẽ không "ganh tỵ” với đứa con tinh thần của mình đâu?

- Doyle rất mê lịch sử, khoa học và ông khát khao được viết về hai lĩnh vực đó. Tiếc là ông không có nhiều lựa chọn. Dù Sherlock Holmes đã mang lại cho Conan Doyle tiền tài lẫn danh tiếng nhưng thực tế, Doyle lại cảm thấy ghét và vô cùng mệt mỏi với vị thám tử do mình tạo ra. Để "cứu mình", Doyle đã tự tay... giết chính đứa con tinh thần của mình trong truyện The final problem xuất bản trên Tạp chí Strand vào tháng 12/1893. Ông đã kết thúc cuộc đời của Sherlock Holmes bằng trận chiến với kẻ thù không đội trời chung là tên James Moriaty tại thác nước Reichenbach đấy thôi.

* Nhưng rồi Sherlock Holmes cũng đã sống lại?

- Sự tái sinh của Sherlock Holmes minh chứng cho triết lý "Những gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền". Sau cái chết của Sherlock Holmes, làn sóng phẫn nộ đã nổ ra ở rất nhiều độc giả, những người yêu mến vị thám tử lừng danh trên toàn nước Anh. Ngay cả Nữ hoàng Victoria và Hoàng tử cũng đau buồn vì kết cục này. Một nhà xuất bản đã đề nghị Doyle "cứu sống" Sherlock Holmes với cái giá 45.000 bảng Anh (tương đương 45 triệu USD ngày nay).

Trước món tiền kếch xù, thêm vào đó là sự thương xót của rất nhiều độc giả, 10 năm sau, vào năm 1903, Doyle đã "phù phép" để Sherlock Holmes được sống lại. Tổng số, đến năm 1927, ông tiếp tục viết thêm một tiểu thuyết và 33 truyện ngắn. Bi kịch của Doyle là đã bị Sherlock Holmes chiếm đến 90% sáng tác. Sự nghiệt ngã của độc giả đã khiến Doyle chỉ có Sherlock Holmes mà thôi.

* Nghĩa là còn có những tác phẩm khác của Conan Doyle ngoài Sherlock Holmes?

- Ở Việt Nam thì có Thế giới bị thất lạc. Tiếc là hầu như rất ít người biết đến tác phẩm này.

* Với ông, tác phẩm ấy hay hay dở?

- Văn chương thì không có chuyện hay hay dở mà chỉ là hợp "gu" hay không. Độc giả sẽ là người quyết định số phận của cuốn sách. Trong dự án này, tôi muốn độc giả nhớ nhiều hơn đến Conan Doyle.

* Nhà văn đã đứng sau tác phẩm, còn dịch giả chắc chắn là ở sau nhà văn?

- Với tôi, vinh quang của người dịch không phải là làm sao để người đọc biết đến mình, mà là biết đến tác phẩm. Tôi hài lòng khi làm tốt ở vị trí của mình!

* Cảm ơn ông về những chia sẻ!  

>Chọn sách văn học nước ngoài: Thận trọng với dịch giả

>Còn đó giấc mơ văn học đỉnh cao

>Văn học Việt Nam: Trăn trở nỗi niềm

>Dịch giả Doraemon chia sẻ bí quyết làm bạn với con

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Điều gì khiến Sherlock Holmes sống mãi qua 3 thế kỷ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO