Đạo diễn du học: Lối tắt qua đường hẹp

THÁI VIỆT| 19/07/2012 04:42

Tuy không quyết định nhiều đến sự hay, dở của phim, nhưng yếu tố du học là một liều “doping” để các đạo diễn trẻ mạnh dạn đột phá đầu tư cho nghề.

Đạo diễn du học: Lối tắt qua đường hẹp

Tuy không quyết định nhiều đến sự hay, dở của phim, nhưng yếu tố du học là một liều “doping” để các đạo diễn trẻ mạnh dạn đột phá đầu tư cho nghề.

Đọc E-paper

Mỗi năm Quỹ Ford Việt Nam cung cấp khoảng 30 suất học bổng để hỗ trợ và phát triển tài năng điện ảnh trẻ, giúp các đạodiễn trẻ có cơ hội học tập tại các nước trên thế giới. Năm 2009, Quỹ Ford đóng cửa tại Việt Nam, nguồn học bổng dồi dào và gần như là duy nhất của lĩnh vực điện ảnh bị cắt đứt.


Trong khi các trung tâm hỗ trợ truyền thông và nghệ thuật loay hoay tìm kiếm học bổng thì các đạo diễn trẻ phải tự tìm một cơ hội khác. Học bổng đếm trên đầu ngón tay Hầu hết các trường lớn trên thế giới đào tạo về lĩnh vực đạo diễn không cấp học bổng quốc tế.

Do vậy, xu hướng chọn các khóa du học ngắn hạn, lịch học gói gọn sẽ giúp du học sinh tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn như chuyến đi kéo dài 6 tuần, lịch học tập trung dày đặc từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều, nội dung đào tạo được gói gọn trong 3 cụm: lý thuyết về vị trí các đoàn làm phim; thực hành sử dụng máy quay, ánh sáng...; tham quan các studio nổi tiếng, tìm hiểu các thiết bị hiện đại. Khóa học kết thúc, mỗi người sẽ đạo diễn một đoạn phim.

Khi cánh cửa xin học bổng gần như khép lại, cơ hội duy nhất đối với các đạo diễn trẻ chính là tự làm phim và tham gia các cuộc thi. Từ các cuộc thi đó, các đạo diễn trẻ có cơ hội tìm kiếm các khóa học sẵn sàng làm phim để tìm kiếm cơ hội, dù hành trình này khá mịt mờ.

Phan Văn Thành San, sinh viên Trung tâm Mỹ thuật đa phương tiện Arena, một đạo diễn trẻ đã tự bỏ tiền ra làm bốn bộ phim, chia sẻ: “Trước mắt là làm vì đam mê, sau đó là để tham dự một vài liên hoan phim.

Sang chọn cách tìm kiếm những cuộc thi về phim ảnh lớn vì những cuộc thi này có chế độ giải thưởng hấp dẫn, chẳng hạn như người chiến thắng sẽ được tài trợ du học để phục vụ cho ngành đạo diễn”.

Cũng nhờ con đường này mà Trần Lý Trí Tân, cựu sinh viên Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, có được những chuyến du học ngắn ngày. Từ năm 2007 đến nay Trí Tân đã thực hiện rất nhiều phim ngắn, trong đó hai phim Cắt và Đứa bé nhìn thấy lửa được vàovòng trìnhc hiếu tại Liên hoan phim Cộng đồng người Việt tại Mỹ 2009. Năm 2011,Trí Tân được Công ty Saigon Media tặng một khóa du học 

Trần DũngThanh Huy, sinh viên khoa Đạo diễn, Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, rất muốn du học tại Đại học Colombia (Mỹ) nhưng không tìm được học bổng. May mắn, bộ phim 16h30 của Huy được vinh danh ở lễ trao giải Cánh diều vàng 2011.

Phim đã được gửi đi tham dự các liên hoan phim quốc tế với mong muốn sẽ đoạt giải thưởng và tác giả được tài trợ đi du học ngắn hạn, hoặc được giải thưởng kèm theo một khoản tiền có thể đầu tư cho du học ngắn hạn. Cũng như Huy, phần lớn các đạo diễn trẻ đều mong muốn được thamd ự một khóa đào tạo ở nước ngoài, nhất là Mỹ, với nền công nghiệp điện ảnh phát triển.

Du học là cơ hội hiếm có để tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, cập nhập và bắt kịp sự phát triển của điện ảnh quốc tế. Hơn nữa, học bổng du học là một liều “doping” khiến các đạo diễn trẻ ngắn hạn cho những phim ngắn xuất sắc nhất của Tân. Khóa học này tại Pusan, Hàn Quốc sẽ là cơ hội cho Tân học hỏi và là một bước đệm quan trọng trong sự nghiệp làm đạo diễn của Tân.

Duhọc tự túc: Những cánh cửamở Không có học bổng, con đường học đạo diễn ở nước ngoài là du học tự túc. Tuy nhiên, lựa chọn này là một thử thách đối với các đạo diễn trẻ vì học phí rất đắt. Hiện naycó rất nhiều cơ hội học nghề đạo diễn tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Các đại học uy tín thường được các bạn trẻ lựa chọn gồm: University of California Los Angeles (UCLA), University of Southern California (USC), Đại học California, Đại học Chicago, Viện Cao học Nghệ thuật California, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Trường Nghệ thuật Seoul...

Ở Pháp, các trường cao đẳng công lập có mở các khóa ngắn hạn về đào tạo đạo diễn gồm: La Femis, Trường Cao đẳng Quốc gia Louis-Lumière; Đại học Toulouse, Đại học Bordeaux, Đại học Poitiers, Đại học Paris... Nhiều trường tư cũng đào tạo ngành này nhưng học phí khá cao.

Trường tư nổi tiếng nhất về nghe nhìn và điện ảnh là Học viện Truyền thanh Truyền hình Quốc tế (L’Institut international de l’image et du son). Đạo diễn trẻ Tô Thanh Trường, đang học tại hệ thống USC, cho biết, trường tập trung nhiều studio lớn và có nhiều rạp phim thực tập dành cho sinh viên nên khả năng nâng cao tay nghề rất tốt.

Với công nghệ hiện đại, môi trường đào tạo chuyên nghiệp và trong quá trình học có cơ hội tiếp xúc với công nghệ làm phim từ châu Âu…, mô hình đào tạo này đang rất có sức hút du học sinh từ Việt Nam. “Không có học bổng nhưng cơ hội để làm thêm, kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí cũng giúp du học sinh giải quyết được phần nào vấn đề tài chính”, Thanh Trường chia sẻ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đạo diễn du học: Lối tắt qua đường hẹp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO