Doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ ngành bán lẻ vào dịp cuối năm

Bích Ngọc| 30/11/2022 08:00

Những tháng cuối năm là giai đoạn có thể đóng góp 30 - 40% doanh số một năm của ngành bán lẻ. Đây chính là thời điểm “vàng” dành cho các doanh nghiệp.

Thị trường bán lẻ hồi phục 

Tháng 7/2022, thị trường bán lẻ đã hồi phục, tăng trưởng mạnh và khả quan. Tính chung tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số cao nhất khi so với cùng kỳ của các năm 2018 - 2021.

Đến tháng 9/2022, ngành bán lẻ đã trở lại và tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn. Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước ước tính đạt con số 4.170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ tính riêng tại Hà Nội là 512.000 tỷ đồng, tăng 33,1%.  

Lý giải cho điều này, ngay khi các hoạt động giãn cách xã hội được nới lỏng, người tiêu dùng đã nhanh chóng quay về với mua sắm tại cửa hàng, đồng thời đã đẩy nhanh sự phục hồi của các kênh bán lẻ truyền thống. Cũng trong thời kỳ dịch Covid-19, khách hàng đã dịch chuyển dần thói quen mua sắm online trên những nền tảng đa kênh, vì vậy thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này. Trong trạng thái bình thường mới, cộng với sức mua sắm trên nền tảng đa kênh đã khiến ngành bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2022.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% cho GDP cả nước. Điều này đã cho thấy thị trường bán lẻ năm 2022 đang dần hồi phục và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa vào thời điểm cuối năm.

Cùng với những lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực, 91,7% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng triển vọng kinh doanh của toàn ngành bán lẻ những tháng cuối năm 2022 sẽ khả quan hơn so với cùng kỳ các năm trước đó.

[Caption]hị trường bán lẻ năm 2022 đang dần hồi phục và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa vào thời điểm cuối năm.

Thị trường bán lẻ năm 2022 đang dần hồi phục và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa vào thời điểm cuối năm

Cơ hội lớn cho doanh nghiệp

The Công ty Nghiên cứu thị trường Cushman & Wakefield (C&W), những tháng cuối năm sẽ diễn ra nhiều sự kiện lễ hội mua sắm, khuyến mãi hấp dẫn như Black Friday, lễ độc thân 11/11, Giáng Sinh, Tết… sẽ tạo ra “làn sóng mua sắm” với số lượng đơn hàng về phụ kiện trang trí, thời trang, thực phẩm như bánh kẹo và nước uống, mỹ phẩm, điện tử, công nghệ, hàng tiêu dùng… Ngành bán lẻ sẽ là nhóm ngành đáng chú ý vào cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của người dân tăng lên, nhất là sau những năm đại dịch Covid-19. 

Cuối năm được đánh giá là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ. Nhiều chuyên gia cho rằng, để có thể tìm kiếm cơ hội trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần đưa ra những sự thay đổi, sự dịch chuyển toàn diện chứ không phải để đối phó nhất thời. Đầu tiên, cần phải chú trọng nhiều hơn vào việc đào tạo lại kỹ năng cho đội ngũ nhân sự để nâng cao năng lực nội tại của tổ chức mình, cũng như đẩy mạnh thêm những điểm tiếp cận với khách hàng.

Tiếp đến phải đa dạng hóa sản phẩm, nhà cung cấp và kiểm soát chất lượng đầu vào để đảm bảo hàng hóa cung ứng liên tục. Ngoài ra, những kế hoạch liên quan đến số hóa, mở rộng thị trường hoặc phát triển mô hình bán lẻ mới cũng cần được ưu tiên nhằm giúp các doanh nghiệp bán lẻ hạn chế được các nguy cơ và tận dụng được các cơ hội trong thời kỳ chuyển đổi số tiếp theo.

Theo đại diện Abaha Global (Chuyên cung cấp giải pháp mô hình kinh doanh của thương hiệu lên mobile app) nhận định: “Thị trường cuối năm là cơ hội nhưng cũng chính là thách thức cho các doanh nghiệp, để nắm bắt được cơ hội và hòa mình vào làn sóng tăng trưởng này, điều đầu tiên là người lãnh đạo phải thay đổi về tư duy, có một tầm nhìn thật tốt, sẵn sàng chuyển đổi số nhằm mở rộng các điểm chạm tới khách hàng cũng như mở rộng thị trường”. 

[Caption]hị trường cuối năm là cơ hội nhưng cũng chính là thách thức cho các doanh nghiệp

Thị trường cuối năm là cơ hội cho các doanh nghiệp

Hiện nay, Abaha đã cung cấp App mobile cho hơn 200 doanh nghiệp, trong đó có những thương hiệu đón đầu thời đại, không để mình bị tụt hậu lại với xu hướng chuyển đổi số. Điều này đã giúp các doanh nghiệp khẳng định được dấu ấn lớn và có con số tăng trưởng đáng kể như Nhà thuốc 365, Sakuko, Eus fruit…

“Không chỉ một doanh nghiệp, chuyển đổi số đang xu hướng chung và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Chuyển đổi số không chỉ để doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng mà còn tinh gọn quy trình quản lý, vận hành bán hàng, kho bãi…một cách khoa học hơn”, CEO Abaha cho biết.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hầu hết doanh nghiệp bán lẻ đều xem cuối năm là dịp tốt để kích cầu tiêu dùng, bởi đây là giai đoạn có thể đóng góp 30 - 40% doanh số cả năm. Vì vậy các thương hiệu dù lớn hay nhỏ (đặc biệt là ngành bán lẻ) nên có sự thay đổi phù hợp hơn không chỉ cuối năm mà còn là tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ ngành bán lẻ vào dịp cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO