Dinh dưỡng "đẳng cấp" cho người chơi tennis

BS CK1 ĐÀO THỊ YẾN THỦY| 22/07/2012 07:06

Tennis là môn thể thao khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Có thể nói đây là môn thể thao của người giàu, vì chi phí khá tốn kém và cần luyện tập bài bản để có kỹ thuật và thể lực tốt.

Dinh dưỡng

Tennis là môn thể thao khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Có thể nói đây là môn thể thao của người giàu, vì chi phí khá tốn kém và cần luyện tập bài bản để có kỹ thuật và thể lực tốt.

Đọc E-paper

Có người nói vui, chơi “quần vợt” là phải lo “quần đẹp” với “vợt xịn”, thể hiện đẳng cấp của giới quý tộc. Giới doanh nhân, nhất là quý ông, nếu có ý định tập luyện thể thao thì môn này là lựa chọn đầu tiên. Cũng có người xuất phát từ nhu cầu giảm cân, giảm mỡ bụng nên đi tập tennis.

Nhưng trong 100 người chơi tennis thì có mấy người đạt được mục đích giảm cân? Và bao nhiêu người còn bị tăng cân nhiều hơn? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu lý do khiến môn thể thao này không giúp giảm cân trong nhiều trường hợp.

Giảm chấn thương

Phòng tránh

- Trước khi vào sân: Dành khoảng 5 phút để làm nóng cơ thể với các động tác như: nhảy bật tại chỗ, chạy quanh sân, thực hiện các bài tập kéo giãn gân cơ cho đến khi ra mồ hôi; giữ cán vợt khô để tránh phồng rộp da bàn tay; uống nước (lượng vừa phải) để tránh bị vọp bẻ và mau mệt.

- Trong khi chơi: Khi nghỉ giữa set nên lau mồ hôi để tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể; tăng sức đề kháng bằng các loại nước uống có bổ sung vitamin và khoáng chất; dừng chơi hẳn khi gặp trời mưa, chỉ ra sân lại khi mưa đã tạnh và sân đã được lau khô; không chơi quá sức; tuyệt đối không uống rượu, bia và hút thuốc lá, đặc biệt đối với những người có tiền sử về bệnh tim mạch và huyết áp.

- Sau khi chơi: Thả lỏng các khớp, chạy nhẹ nhàng để cơ thể trở về trạng thái cân bằng; thực hiện các biện pháp hỗ trợ như xoa bóp cơ bắp.

Xử lý ban đầu

Khi bị chấn thương, trước khi được bác sĩ can thiệp, người chơi có thể tự tiến hành các bước (RICE) sau nhằm tránh làm nặng thêm chấn thương:

- R (Rest) - Nghỉ ngơi: Nghỉ chơi ngay lập tức khi bị chấn thương, giữ bất động vùng bị thương bằng nẹp cố định trong 24-72 giờ đầu.

- I (Ice) - Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh hoặc đá đập nhuyễn bỏ vào bao nylon bọc một khăn ướt bên ngoài để đắp lên chỗ bị thương, mỗi lần giữ khoảng 10-15 phút, nghỉ 30-45 phút làm lại, thực hiện vài lần trong ngày.

- C (Compression) - Băng ép: Sử dụng băng thun quấn quanh vùng bị tổn thương (rộng ra khoảng 5cm phía trên và phía dưới). Không nên quấn quá chặt để tránh chèn ép mạch máu thần kinh.

- E (Elevation) - Kê cao: Kê cao chi chấn thương khoảng 10-15cm trong 24-72 giờ đầu.

Thứ nhất, phải nói đây là môn thể thao khá nặng: tay cầm cây vợt không nhẹ lắm, chạy tới chạy lui liên tục trên một khoảng sân rộng, tay chân không ngừng cử động với thân người vặn phải, xoay trái, với vợt đập banh..., chỉ khoảng 15 phút là đã mất 100-150kcal, tương đương hơn 1/2 chén cơm trắng, bằng với việc đi bộ trong 45 phút.

Lúc này cơ thể sử dụng năng lượng từ chất đường trong máu và trong cơ bắp để hoạt động. Nếu tiếp tục chơi 30-60 phút nữa, cơ thể sử dụng hết chất đường, sẽ đốt cháy mỡ dự trữ để sinh năng lượng cho hoạt động, có nghĩa là giảm lượng mỡ trong cơ thể, đó mới là giảm cân ở người thừa cân, béo phì hay béo bụng.

Nhưng thường thì sau 15 phút chúng ta sẽ thấy mệt và ngồi nghỉ. Cơ thể lúc tạm nghỉ sẽ lấy đường dự trữ từ trong gan, trong cơ bắp ra để làm tăng đường huyết trở lại. Sau 15 phút nghỉ ngơi, chúng ta vận động trở lại và chất đường tiếp tục được tiêu hao chứ chưa tiêu hao được mỡ thừa.

Lý do thứ hai, không nói ra nhưng ai cũng biết, là thi đấu thì phải có “độ” mới vui. Và độ là những thùng bia, những chầu nhậu sau khi tập.

Năng lượng nạp vào từ bia và thức ăn thường nhiều hơn năng lượng tiêu hao khi tập, cho nên có khá nhiều người tăng cân khi đánh quần vợt. Vì vậy, muốn đánh quần vợt để giảm cân thì phải ráng sức tập luyện liên tục trong thời gian dài và hạn chế năng lượng thu vào từ những bữa ăn sau tập.

Bạn cần biết, nếu chơi tennis ở mức độ vừa phải trong một giờ liên tục thì một người 55kg sẽ tiêu tốn 350kcal (1 chén cơm trắng cung cấp khoảng 200kcal); một người 90kg tiêu tốn hơn 550kcal. Nếu đánh với cường độ nhanh, mạnh như thi đấu thì một người 55kg sẽ tiêu tốn gần 500kcal, người 90kg mất đến 800kcal.

So sánh mối tương quan với thức ăn, bạn sẽ cân đối được khẩu phần ăn nên có của mình trong bữa ăn sau khi tập (không phải là nguyên ngày).

Nếu không sợ tăng cân và cũng không cần giảm cân, bạn có thể ăn nhiều hơn số lượng năng lượng vừa tiêu hao một chút (vì còn dành cho nhu cầu chuyển hóa cơ bản của cơ thể khi không hoạt động, khoảng 800-1.200 kcal/người/ngày). Nếu cần giảm cân, chỉ nên nạp vào số năng lượng bằng hoặc thấp hơn lượng năng lượng vừa tiêu hao.

Bên cạnh đó, việc tập luyện làm chúng ta mất nhiều mồ hôi, cần uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện, sao cho nước tiểu có màu vàng trong tức là cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu sậm màu là cơ thể thiếu nước.

Lượng chất khoáng mất qua mồ hôi có thể được bù bằng nước uống có khoáng hoặc bữa ăn sau khi tập. Không nên sử dụng bia để bù nước vì bia chứa năng lượng (1 lon bia 330ml chứa khoảng 140kcal, tương đương 2/3 chén cơm trắng) và thành phần dinh dưỡng của bia không phù hợp với thành phần nước mất qua mồ hôi và hơi thở.

Dưới đây là vài số liệu về mức năng lượng được cung cấp bởi một số loại thực phẩm:

Có thể bạn chưa biết:

Thở chậm để thắng nhanh

Hô hấp là hoạt động tối cần thiết cho sự sống và xảy ra tự nhiên ở bất kỳ người khỏe mạnh nào. Tuy nhiên, khi chơi thể thao, đặc biệt là quần vợt, người chơi dễ mất kiểm soát chức năng quan trọng này.

Lời khuyên quý giá: Hãy thở ra khi bạn đánh bóng. Việc này giúp tập trung tinh thần, duy trì nhịp điệu, thực hiện động tác đúng kỹ thuật và giữ cho cơ thể được thư giãn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hơi thở biến động dữ dội sẽ phá hủy nhịp điệu và sự phối hợp của cơ thể, gây ra sự mệt mỏi. Thở đúng cách giúp bạn: thư giãn cơ bắp (và do đó tăng khả năng tạo ra tốc độ ở các bộ phận cơ thể); chơi chính xác hơn; di chuyển nhịp nhàng hơn; tập trung hơn; duy trì sự bình tĩnh cao độ trong bất kỳ tình huống nào.

Học kiểm soát hơi thở không khó:

- Đồng bộ hóa hơi thở với những cú đánh bóng: Hít vào bằng mũi khi đón bóng đến và thở ra mạnh bằng miệng khi bóng tiếp xúc vợt. Bạn sẽ thấy hơi khó thực hiện một chút nhưng khi luyện tập thường xuyên, nó sẽ trở thành một thói quen tự nhiên.

- Cố gắng giữ cho hơi thở đều đặn trong bất kể tình huống nào, bởi bạn thường có xu hướng nín thở khi đối mặt với nhiều áp lực.

- Không nên hít thở vội vã, dồn dập. Hơi thở lý tưởng là hơi thở chậm và nhịp nhàng, xuất phát từ vùng bụng dưới. Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ oxy tốt hơn và tránh “hụt hơi” trong những tình huống áp lực.

- Đổi lượt là thời gian tuyệt vời để bạn lấy lại hơi thở bằng cách hít sâu (từ 4-6 giây) và thở ra thật chậm (6-8 giây). Thở ra chậm là cơ hội giúp bạn có cú đánh sắc sảo và chính xác.

- Hãy để ý đến hơi thở ngay trước mỗi lúc giao bóng hoặc nhận bóng. Điều quan trọng nhất là kiểm soát được lượng oxy bạn hấp thụ vào cơ thể.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Dinh dưỡng "đẳng cấp" cho người chơi tennis
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO