Tại sao nông dân còn nghèo?

NGUYỄN LÂM VIÊN| 29/06/2009 09:29

Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp và Trang trại nông dân - nông thôn VN. Tại sao nông dân mình vẫn còn nghèo, tôi xin phân tích từ thị trường tiêu thụ.

Tại sao nông dân còn nghèo?

Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp và Trang trại nông dân - nông thôn VN. Tại sao nông dân mình vẫn còn nghèo, tôi xin phân tích từ thị trường tiêu thụ.

Nhập khẩu phân bón tại Cảng Sài Gòn - Ảnh: Quý Hòa

Về chính sách Nông nghiệp

Dưới góc nhìn lịch sử thì điều này là tất yếu, nông dân không thể tích tụ đất đai mà lại thường xuyên phải phân chia nhỏ lẻ. Ở miền Nam, gia đình thường đông con, gia tài chỉ là vườn ruộng dùng để chia đều. Miền Bắc thì chính sách phân chia công bằng, đất tốt đất xấu ai cũng có đủ phần. Mỗi gia đình sẽ có nhiều thửa đất vừa cách xa vừa nhỏ bé.

Trồng trọt không dám chuyên canh bởi lẽ thị trường là thương lái, họ cần gì là phải có đáp ứng ngay, nên mảnh vườn được trồng đủ thứ cây để mỗi ngày mỗi bán, theo điều tiết của thương lái. Mục tiêu lớn nhất của thương lái là lợi nhuận, không phải uy tín, càng không phải lợi ích của người nông dân, chưa nói đến bảo vệ môi trường hay sức khỏe người tiêu dùng.

Phương pháp lấy giá người này ép giá người khác được dùng phổ biến để thu lợi cao, chỉ khi nào một mặt hàng quá khan hiếm thì thương lái mới chịu nâng giá mua. Chính từ điều này đã làm khởi nguồn cho một quy luật khó thay đổi: được giá khi mất mùa và được mùa thì mất giá. Để đối phó, phương thức bán mão, bán xô được nông dân áp dụng vì tính chắc ăn và có lợi hơn do bán hết được sản phẩm dù chất lượng xấu tốt lẫn lộn.

Do hàng hóa chỉ tính bằng sản phẩm (là gạo, là chè, là cà phê...) nên nông dân không bận tâm đến chất lượng, thích bán xô thu hoạch đại trà, không thích bỏ thêm nhiều công cho giá trị gia tăng, không cần biết đến thương hiệu. Và do đó chuỗi giá trị chỉ đúng ở khoảng 30% giá trị thực.

Như vậy, nông dân ta còn nghèo bởi nền nông nghiệp vẫn đang thiếu một hệ thống tiêu thụ sản phẩm bao Chính sách khuyến nông đã mang lại thành công nhất định trong việc tăng sản lượng nông – ngư nghiệp, nhưng hoạt động thương mại thì phó thác hoàn toàn cho thương lái. quát, lợi thế cạnh tranh không có vì manh mún, nhỏ lẻ, không có khả năng tương tác thị trường, không có cách để làm thương hiệu.

Quản trị dich vụ đầu vào còn yếu kém

Thành quả của nông dân dựa vào hai điểm quan trọng nhất là giống và môi trường sinh thái. Chỉ cần trục trặc ở giống cây hay vật nuôi một chút là sẽ làm thay đổi kết quả thu hoạch. Bao năm qua, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và các loại thực phẩm tăng trưởng, tăng trọng đã trở thành thói quen và là điều bắt buộc trong canh tác của nông dân ta.

Số lượng, dung lượng phân và thuốc cũng tăng theo (dùng ít không còn tác dụng nữa) làm cho ngân sách cấu thành giá vốn tăng cao, lợi thế cạnh tranh không còn, tỷ suất lãi ròng không đảm bảo chi phí. Giống và môi trường là tác nhân ảnh hưởng đến cái nghèo của nông dân chúng ta. Phải có cách nào để kiểm soát, kịp thời đưa giống tốtcó năng suất cao mang lợi nhuận cho nông dân là điều không thể không làm.

Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cần những hiệp hội đủ uy tín chỉ dẫn cách dùng cho nông dân. Công nghệ sinh học là điều Nhà nước, nhà khoa học, DN và xã hội cần quan tâm phát triển.

Nhà nước chưa hổ trợ đầy đủ cho Nông dân

Khi nông dân mua cây giống, mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị nông nghiệp thì dù có hóa đơn VAT cũng không được cơ quan thuế hoàn trả lại. Tại sao ?

Bao năm qua nông nghiệp VN vẫn là trụ cột cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Nông nghiệp tiếp tục giữ đà tăng trưởng trong nền kinh tế nhưng chính người nông dân thì chưa được quan tâm đúng mức. Chính sách miễn thuế hay thuế VAT bằng 0 cho nông dân chưa công bằng so với DN xuất khẩu. Vì nông dân hay trang trại không được khấu trừ đầu vào mà phải hạch toán vào giá vốn.

Khi nông dân mua cây  giống,mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị nông nghiệp thì dù có hóa đơn VAT cũng không được cơ quan thuế hoàn trả lại. DN kinh doanh không được miễn thuế VAT đầu vào cho hàng nông sản. Vậy nếu nông dân không có hóa đơn VAT thì DN sẽ không có gì để khấu trừ, họ phải đóng đủ 10% trên sản phẩm bán ra thị trường...

Tại Trung Quốc hiện đang áp dụng chính sách DN nào ký hợp đồng mua nông phẩm thì DN đó được thuế cấp lại 13% VAT đầu vào, như thế sẽ khuyến khích DN mua trực tiếp sản phẩm của nông dân để hình thành chuỗi phân phối sản phẩm, và là cơ hội cho thương lái trở thành DN làm ăn bài bản, có hóa đơn minh bạch. Hiện nay thương lái không phải nông dân, cũng không phải DN, nhưng khi nông sản thì vẫn được cục thuế bán(?) Các chính sách với nông dân rất cần xã hội cùng tham gia và quan tâm, nhất là ngành thuế.

Nên hỗ trợ cho nông dân nhiều hơn, hạn chế tối đa những phần thu lại của họ. Các giải pháp miễn thuế VAT hay thuế thu nhập cho lĩnh vực nông nghiệp cần được quan tâm đúng mức. Các chính sách về hạn điền tích tụ đất phát triển nông nghiệp cần có những giải pháp tốt hơn. Các giải pháp kích cầu phải đến được từng hộ nông dân, cũng như khuyến khích DN mua nông sản và chế biến. Nhà nước nên thông qua
Hội Nông dân, Hiệp hội Trang trại nông nghiệp - nông thôn VN để khuyến nông và vận động nông dân canh tác theo khoa học, theo hướng phát triển nông sản hàng hóa.

Chắc chắn nông dân sẽ phát triển nhanh và giàu có hơn khi họ có hệ thống phân phối và tương tác được với hệ thống phân phối của mình. Khi có kế hoạch và có đầu ra ổn định, nông dân tăng cường đầu tư vào chất lượng và hiệu quả hoạt động, từ đó mới hiểu phải nâng cao kiến thức và phát triển các kỹ năng, từ đó lợi thế cạnh tranh sẽ nâng cao, tính hệ thống gia tăng,chuỗi giá trị cũng gia tăng theo.

Với những chính sách hợp lý, công khai và minh bạch của Nhà nước, doanh nhân nông nghiệp - nông thôn sẽ xuất hiện nhiều hơn. Với những chỉ số doanh thu từ nông phẩm công khai và những chính sách thuế rõ ràng và công bằng, tôi tin rằng nông dân sẽ biết cách làm gì để trở nên giàu có.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tại sao nông dân còn nghèo?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO