'Xin - Cho" từ bình ổn giá

PGS. TS. NGÔ TRÍ LONG - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (TRÌNH TIÊU ghi)| 26/12/2012 09:37

Bình ổn giá (BOG), một công cụ chủ yếu trong chính sách điều tiết giá. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện cần được xem xét lại. Nhược điểm rõ nhất là chương trình BOG đã tạo ra tình trạng hai giá cho cùng một mặt hàng.

'Xin - Cho

Bình ổn giá (BOG), một công cụ chủ yếu trong chính sách điều tiết giá. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện cần được xem xét lại. Nhược điểm rõ nhất là chương trình BOG đã tạo ra tình trạng hai giá cho cùng một mặt hàng.

Đọc E-paper

Bình ổn giá (BOG), một công cụ chủ yếu trong chính sách điều tiết giá. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện cần được xem xét lại. Nhược điểm rõ nhất là chương trình BOG đã tạo ra tình trạng hai giá cho cùng một mặt hàng.

Điều này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà cung cấp mà còn biến việc mua hàng BOG thành cơ chế xin - cho do không đủ hàng BOG đáp ứng nhu cầu của người dân. Có những thời điểm, hàng BOG bị tư thương lợi dụng mua đi bán lại mua khiến hàng bình ổn không đến đúng đối tượng.

Nhà nước chi tiền ngân sách cho BOG nhưng lâu nay, nguồn tiền này được rót cho một số DN, với tiêu chí không rõ ràng, xảy ra tình trạng "đi đêm" để được rót vốn, mức nhiều hay ít tùy thuộc sự khéo xoay xở. DN "ôm" tiền bình ổn mà giá vẫn cao ngất ngưởng, thậm chí còn ngụy biện, nếu không có BOG còn cao hơn nữa.

Chính sách BOG là hàng hóa DN bán ra phải thấp hơn thị trường, ngân sách hỗ trợ phần thiệt hại cho DN qua cho vay vốn lãi suất thấp. Nhưng sự kiểm soát số lượng hàng bán của các DN theo giá bình ổn không đơn giản và không loại trừ trường hợp trục lợi.

Việc giám sát lỏng lẻo ở khâu sử dụng vốn vay, công tác quản lý lượng hàng dự trữ... khiến BOG không đi đúng mục đích. TP. Hồ Chí Minh năm ngoái bỏ ra gần 380 tỷ đồng để BOG, năm nay bỏ ra 412 tỷ đồng.

Các DN tham gia bình ổn được ưu đãi vay không lãi 12 tháng, trong khi lãi suất thị trường khoảng trên 15%/năm, như vậy, ngay cả khi giá bán thấp hơn giá thị trường ít nhất 10%, DN vẫn được lợi không nhỏ.

Chương trình BOG được nhiều địa phương triển khai bằng vốn ngân sách nhưng thực tế, người tiêu dùng khu vực nông thôn ít được hưởng lợi do DN tham gia chương trình đa số bán hàng ở các siêu thị, nơi mà người tiêu dùng thu nhập thấp ít có cơ hội mua sắm.

Mục đích BOG là hỗ trợ cho đối tượng chính là người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn do lạm phát. Nhưng hiện nay, chương trình thực hiện cho mọi đối tượng thu nhập khác nhau, không phân biệt thu nhập của người mua.

Thực hiện chương trình BOG là trở lại thời kỳ kinh tế phi thị trường, tạo cơ chế bao cấp, cơ chế xin - cho giữa DN được tham gia bình ổn và DN không được tham gia. Việc Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Chế biến thực phẩm Phú An Sinh lấy tiền bình ổn dịp Tết 2011 để đầu tư, kinh doanh việc khác là một ví dụ, cho thấy mặt trái của chính sách BOG bằng hình thức cấp tiền, ưu đãi lãi suất.

Bản thân chính sách BOG hiện chứa đựng nhiều điểm bất cập, chưa bảo đảm tính công bằng do cơ bản chỉ áp dụng ở một số thành phố lớn, tại các siêu thị, cửa hàng lớn, nơi người nghèo không thể tiếp cận.

Đặc biệt, việc áp dụng chính sách không đi đôi với biện pháp kiểm soát thực hiện dẫn đến lợi dụng chính sách để đầu cơ trục lợi, người dân không được hưởng ưu đãi, sử dụng ngân sách nhà nước lãng phí, kém hiệu quả, đã tạo dư luận không tốt trong một bộ phận người tiêu dùng.

BOG là nhiệm vụ thường xuyên, tuy nhiên chỉ sử dụng các công cụ tài chính, tín dụng, hành chính trong những thời điểm cần thiết khi giá cả mặt hàng đó có biến động hoặc vào dịp tết âm lịch, đầu năm học hoặc thiên tai nhằm hạn chế giá cả leo thang.

Trên thực tế có nhiều cách để BOG chứ không nhất thiết phải lấy ngân sách như hiện nay, cho vay lãi suất 0% và áp dụng tràn lan các mặt hàng, thậm chí cả rau củ.

Việc áp dụng biện pháp bình ổn cho cả năm để giữ giá bình thường là không nên và không hiệu quả trong khi ngân sách địa phương phải gồng lên để hỗ trợ DN tham gia. Đây là một biện pháp "phi thị trường" chắc chắn sẽ tạo nên cơ chế xin cho và nảy sinh tiêu cực.

Vì vậy, cần phải nghiên cứu một cách cẩn trọng thời điểm thực hiện BOG và lựa chọn mặt hàng bình ổn giá, từ đó xác định biên độ giá dao động để can thiệp khi cần thiết.

Từ 1/1/2013, Luật Giá chính thức có hiệu lực. Song, cần cắt ngay "bầu sữa" bao cấp, bởi DN nào được cấp trăm tỷ, DN nào được cấp chục tỷ, ai là người đánh giá, thẩm định? Rồi "năm thì mười họa" mới đi kiểm tra. Cần loại ngay chương trình BOG như một số địa phương đã thực hiện.

Không hỗ trợ các DN, nhất là các DN quốc doanh. Nên cho phép DN tự trích quỹ bình ổn và để tại DN, buộc DN phải đúng mục tiêu mang lại hiệu quả cao hơn. Để giúp người nghèo trong lúc giá cả tăng cao, cách trực tiếp là hỗ trợ kinh phí thông qua phiếu mua hàng.

Hoạt động trong nền kinh tế có sự rủi ro và bất ổn về giá. Việc dựng quỹ bình ổn về giá, đặc biệt đối với các loại hàng hóa thiết yếu, quan trọng đối với sản xuất và đời sống như điện, xăng dầu là cấp thiết. Nhưng quỹ BOG đối với các loại hàng hóa cần làm rõ: Nguồn hình thành, vấn đề sử dụng và việc quản lý như thế nào để có hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
'Xin - Cho" từ bình ổn giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO