Kiểm soát hàng tiểu ngạch: Tư duy "áo giấy"

PGS-TS. HOÀNG THỌ XUÂN - Viện Nghiên cứu Chính sách Thương mại| 03/07/2013 08:03

Cả nước ước nhập siêu hơn 1,4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2013, bằng 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu giảm trong điều kiện kinh tế hiện nay, không vội mừng và cũng đừng nghĩ đó là thành tích, bởi nó phản ánh đầu tư giảm.

Kiểm soát hàng tiểu ngạch: Tư duy

Cả nước ước nhập siêu hơn 1,4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2013, bằng 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu giảm trong điều kiện kinh tế hiện nay, không vội mừng và cũng đừng nghĩ đó là thành tích, bởi nó phản ánh đầu tư giảm.

Đọc E-paper

Trong nhập siêu, nhập khẩu để đầu tư sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu là tốt, nhưng, đầu tư ít đi thì nhập càng ít càng tốt và đấy cũng là lý do buồn nhiều hơn vui. Ở đây, có hai lưu ý.

Một là tỷ trọng, làm thế nào nhập càng nhiều tư liệu sản xuất càng tốt. Hai là chất lượng, xuất xứ và tính hiện đại của các tư liệu sản xuất. Nếu giải quyết được hai vấn đề này thì có thể yên tâm, dù nhập siêu còn lớn nhưng như thế là đúng hướng và cần thiết.

Nhưng ở Việt Nam có một vấn đề nữa là không kiểm soát được việc nhập nhỏ lẻ, gọi là nhập tiểu ngạch, không chính thức. Lượng nhập này rất lớn, nhưng không biết nó có nằm trong tính toán để cân đối xuất nhập khẩu, có được tính vào nhập siêu hay không.

Chưa nói đến tác động tiêu cực của nó đối các nhà sản xuất, người tiêu dùng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), thì về mặt con số, có yên tâm được không khi chưa bao quát được toàn bộ khối lượng hàng hóa đi qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam, mà các lĩnh vực đó, khối lượng đó là không mong muốn và cũng không có ích gì cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Việc kiềm chế nhập siêu, kiểm soát nhập siêu hoặc quản lý nhập siêu một cách tối ưu luôn phải đặt nguồn hàng hóa từ Trung Quốc là trọng điểm. Nếu kiểm soát được lượng nhập này, về cơ bản, có thể yên tâm đối với phần còn lại của thị trường thế giới. Tại sao nói như vậy? Thứ nhất, về mặt địa - kinh tế, Trung Quốc rất gần Việt Nam.

Dân hay doanh nghiệp không dại gì mà mua bán xa, mua bán gần có lợi nhiều về chi phí, dễ giải quyết trục trặc trong giao dịch... Thứ hai, thị trường Trung Quốc rất lớn, cái gì cũng có và có rất nhiều.

Thứ ba, đặc biệt quan trọng, giá rẻ. Những cái đó khiến Việt Nam không thể cưỡng lại nhập siêu từ Trung Quốc. Câu chuyện việc này, Chính phủ biết, các bộ ngành đều biết nhưng thực sự khó xử lý.

Phải thừa nhận, không phải tất cả những gì nhập từ Trung Quốc đều xấu. Vấn đề ở đây là phải so sánh, lựa chọn và tập trung vào ba loại. Một là, vẫn duy trì một tỷ lệ thỏa đáng cho những cái không thể không nhập. Ví dụ, một số hóa chất, nguyên phụ liệu cho ngành dệt... Việt Nam nhập từ Trung Quốc thuận lợi về nhiều mặt so với thị trường châu Âu hay Bắc Mỹ.

Hai là, so sánh những gì Trung Quốc có, các thị trường tiên tiến khác cũng có, nhất là máy móc, thiết bị công nghệ kỹ thuật, thì nên lựa chọn nguồn, nhập ở thị trường khác, dù đắt hơn một chút nhưng dùng lâu ngày, ít bị lạc hậu, năng suất cao hơn, tiêu hao nhiên liệu ít hơn và giảm thiểu được tác động đối với môi trường.

Ba là, phải có cách kiểm soát nhập hàng tiêu dùng. Làm tất cả những cái đó, chúng ta không vi phạm những cam kết, thông lệ quốc tế.

Tất nhiên, chỉ như thế thì không giải quyết được vấn đề nhập siêu, mà phải "nhiều mũi giáp công" về kinh tế, pháp lý, dư luận xã hội... Chẳng hạn, ta đi vào những vấn đề về ATVSTP, thậm chí là lựa chọn thực phẩm ngon.

Ví dụ, thịt ếch của Việt Nam ngon hơn hẳn ếch nhập của Trung Quốc và trái cây, rau cũng thế. Khi người tiêu dùng không ăn nữa, sẽ không ai buôn dù giá rẻ.

Nếu cứ để tình trạng như hiện nay, nhập siêu từ Trung Quốc sẽ ngày càng lớn. Chúng ta muốn quản lý tốt hơn thị trường ở biên giới, đặc biệt là kiểm soát được hàng nhập từ Trung Quốc, nhưng làm mãi vẫn chưa được. Trong khi đó, họ nay đóng cái này, mai mở cái kia và làm liên tục, biến đổi hằng tháng.

Vì thế, với một đường lối, chủ trương dài hạn, có tầm chiến lược, ta chưa làm được để đối phó với những đối sách "lặt vặt" như thế, đòi hỏi phải có đối sách cho từng sự kiện, phản ứng nhanh nhạy từng vụ việc theo kiểu "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kiểm soát hàng tiểu ngạch: Tư duy "áo giấy"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO