Khi Mỹ chán hàng Trung Quốc

02/09/2013 07:30

Trong chuyến công tác qua Mỹ, ông Trần Việt Tiến, giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ thuật Gia Long, tranh thủ đi siêu thị cùng gia đình người bạn Việt Kiều.

Khi Mỹ chán hàng Trung Quốc

Trong chuyến công tác qua Mỹ, ông Trần Việt Tiến, giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ thuật Gia Long, tranh thủ đi siêu thị cùng gia đình người bạn Việt Kiều. Ông để ý đến cậu bé đang ôm khư khư một đồ chơi siêu nhân rất đẹp. Hớn hở vì món quà mới nhưng sau khi được ba nhắc xem mã xuất xứ, cậu bé 5 tuổi im lặng đặt lên kệ rồi lấy một con siêu nhân sản xuất tại Việt Nam.

>>10 rủi ro đe doạ kinh tế Trung Quốc
>>
Kinh tế Trung Quốc ám ảnh về 'thập kỷ mất mát'
>>
Kinh tế Trung Quốc sẽ có cú sụp đổ kinh hoàng?
>>
Điều gì xảy ra khi kinh tế Trung Quốc suy giảm?
>>
Kinh tế Trung Quốc bi quan tới mức nào?
>>
“Quả bom” hẹn giờ của kinh tế Trung Quốc

Thực phẩm, hải sản, gạo, gia vị… của Việt Nam đều có thể cung cấp cho Kroger

Ông Tiến hỏi thì cha đứa bé giải thích: “Tôi bảo cháu là không nên dùng đồ Trung Quốc và nhận biết bằng mã vạch. Giờ nhiều người Mỹ không còn mặn mà với đồ Made in China nữa”.

Hàng Trung Quốc bị ghẻ lạnh trên đất Mỹ

Sau những phát hiện hàng Trung Quốc kém chất lượng và có chứa chất gây ung thư, xu hướng tẩy chay hàng Trung Quốc không chỉ có ở Mỹ mà người châu Âu cũng không muốn mua hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc ở Mỹ có vẻ rầm rộ hơn.

Sau buổi khảo sát các khu thương mại tại Mỹ, bà Ngọc, một khách du lịch cũng là một nhà báo mới thấy rõ sự từ chối của người Mỹ đối với hàng Trung Quốc như thế nào. Đặc biệt, tại những khu Phố Tàu (China Town) gần như vắng hoe khách.

China Town ở New York vẫn đông đúc nhưng người ta dè dặt với hàng Trung Quốc. Ở cửa hàng thực phẩm chỉ thấy tôm khô Việt Nam, Nhật, Đài Loan tuyệt nhiên không có bóng dáng tôm Trung Quốc. Ở các tiểu bang khác của Mỹ, tỉ lệ hàng Việt chiếm ưu thế hơn hàng Trung Quốc.

Một số người sống tại 2 tiểu bang Oklahama và Massachusetts cho biết, tại đây mức độ hàng Việt chiếm 70%, còn lại là hàng Trung Quốc. Một người dân sống tại đây cho biết, nhiều sản phẩm của Trung Quốc được dán nhãn Việt Nam để dễ bán. Thậm chí nhiều doanh nghiệp Hoa kiều sản xuất tại Mỹ đã gắn nhãn Việt Nam và đăng ký tên công ty dưới tên Việt Nam.

Cũng tại Mỹ, các quán ăn của Việt kiều đã rộ lên phong trào bán thực phẩm chế biến ngay tại các quán. Đây cũng là một trong những cách để người tiêu dùng biết đến thực phẩm Việt Nam. Thực tế, nhu cầu tìm đến nguồn hàng thay thế Trung Quốc đang được nhiều doanh nghiệp Mỹ làm.

Ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ thuật Gia Long, cho biết các doanh nghiệp tại Mỹ và châu Âu đã tìm hiểu và đang liên kết làm ăn với Công ty để đưa hàng vào. Trước đây các đối tác này chủ yếu nhập hàng Trung Quốc nhưng gần đây họ muốn mua sản phẩm Việt Nam.

Đối tác này sẽ đại diện Công ty chịu trách nhiệm và chi phí phân phối, marketing sản phẩm và bán sản phẩm. Công ty Gia Long chỉ trả chi phí thuê kho bãi, vận chuyển và chịu trách nhiệm cung cấp nguồn hàng.

Trước đây, Gia Long thường tham dự các hội chợ và tìm kiếm khách hàng. Các sản phẩm của Công ty thường xuất khẩu trực tiếp cho khách và không được người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu. Với mô hình liên kết này, Gia Long không phải chịu quá nhiều chi phí nhưng vẫn quảng bá được thương hiệu và bán được sản phẩm.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt đang đến

Trong thời điểm hàng Trung Quốc đang bị tẩy chay nhưng hàng Việt Nam trong các siêu thị tại Mỹ lại chưa nhiều.

Giữa tháng 5 vừa qua, đại diện nhà bán lẻ số 2 tại Mỹ là Kroger đến Việt Nam tìm nguồn hàng. Ông Tim Kelbel, Phó Chủ tịch phụ trách nhãn hiệu doanh nghiệp và nguồn cung toàn cầu của Kroger, cho biết Tập đoàn đang tìm đối tác cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh để phân phối trong hệ thống bán lẻ của Kroger. Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy của Kroger.

Theo những gì ông Tim Kelbel tiết lộ thì hầu hết các sản phẩm hiện có tại Việt Nam như thực phẩm, hải sản, gạo, tiêu, hạt điều, rau quả đóng gói, dừa, hương liệu gia vị, đồ gỗ, quần áo, nguyên liệu mỹ phẩm, găng tay... đều có thể cung cấp cho Kroger.

Tập đoàn này dự kiến nhập khẩu từ 5-6 tỉ USD/năm, trong đó 4-5% sẽ mua từ Việt Nam. Hiện Kroger đang mua cà phê Việt Nam với kim ngạch khoảng 50 triệu USD mỗi năm. Kroger cũng đã làm việc trực tiếp với từng ngành riêng để có thể tìm hiểu rõ hơn về nguồn hàng tại Việt Nam.

Trong khi đó, Walmart cũng đang tìm kiếm nguồn hàng của Việt Nam với số lượng lớn. Theo nguồn tin mới nhất, một số doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam không có tên tuổi trong ngành nông sản đang có cơ hội hợp tác với Walmart.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khi Mỹ chán hàng Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO