Đừng "giết chết" không gian sống hiện đại

THIÊN YẾT| 19/09/2016 06:36

Gần đây, vẻ hiện đại nhưng gần gũi với thiên nhiên của Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng bỗng chốc bị "phá đám" bởi mùi hôi thối liên tục xuất hiện khi đêm về.

Đừng

Mới đây, nhiều khách hàng đã không ngại ngần bỏ từ 9, 10 tỷ đồng chỉ để sở hữu căn hộ Riverpark Residence tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.  

Đọc E-paper

Nhiều năm qua, có một thực tế không thể phủ nhận là dù thị trường bất động sản biến động liên tục nhưng bất kỳ sản phẩm nhà ở nào được Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng đưa ra thị trường đều đạt tỷ lệ hấp thụ gần như tối đa.

Lý do chủ yếu dẫn đến kết quả này là do hiện Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đã hình thành một cộng đồng cư dân, không gian sống hoàn thiện, từ hạ tầng cho đến tiện ích sống, như: dịch vụ y tế, giáo dục, thương mại, giải trí... Song gần đây, vẻ hiện đại nhưng gần gũi với thiên nhiên của khu đô thị bỗng chốc bị "phá đám" bởi mùi hôi thối liên tục xuất hiện khi đêm về.

Thành phố đang điều tra và chưa công bố thông tin về thủ phạm. Thực ra, chuyện "làn gió đưa hương đêm nhẹ bay" không phải xuất hiện mới đây, mà trước đó đã nghe người dân ở Phú Mỹ Hưng, chung cư Era... phản ánh, nhưng khi ấy chỉ thi thoảng dăm ba lần trong năm, còn nay, tần suất dày đặc.

Đối với khách hàng, việc bỏ hàng tỷ đồng để sở hữu bất động sản, không chỉ đơn thuần ở việc mua một tài sản "tay sờ, mắt thấy" mà còn mua cả không gian sống. Điều này giải thích vì sao họ quan tâm đến thiết kế căn hộ, thiết kế chung của dự án, mật độ xây dựng so với diện tích dành cho không gian sinh hoạt cộng đồng, cây xanh... khi quyết định mua.

>>Hai mặt của đô thị hóa

Tuy nhiên, cũng không thể trách chủ đầu tư, vì ngay như Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, hình thành từ những năm đầu mở cửa cho đầu tư nước ngoài (thập niên 80 của thế kỷ XX), trong khi mùi ô nhiễm từ nơi khác đến chỉ mới vài năm, nên suy cho cùng, các chủ đầu tư dự án nhà ở tại khu Nam đang phải "chịu thiệt" vì các loại mùi "không mời mà đến", tác động đến quyết định của người mua nhà. Bởi, tâm lý tự nhiên là không ai muốn bỏ tiền tỷ để sống trong không gian tràn mùi hôi thối.

Đô thị hóa càng nhanh, áp lực về môi trường, đặc biệt là việc xử lý chất thải rắn đô thị (phát sinh từ cuộc sống người dân, từ quá trình phát triển công nghiệp) càng lớn. Điều này đặt ra cho các cơ quan quản lý bài toán về công nghệ xử lý và quy hoạch khu vực đặt, để trung tâm xử lý rác sao cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như cách ly an toàn với các khu dân cư, khu đô thị mới.

Chẳng hạn như ở Thái Lan, rác thải được thu gom và vận chuyển đến các trung tâm xử lý rác hằng ngày từ 18 giờ tối hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau, tránh vận chuyển theo kiểu "tùy hứng" gây mất mỹ quan đô thị lẫn sức khỏe của người dân. Hơn nữa, các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố, nơi tập trung đông cư dân ít nhất 30 km.

Từ kinh nghiệm của các nước và thực tế mắc phải trong thời gian gần đây, trong vấn đề quy hoạch trung tâm xử lý rác thải, cũng nên xem xét lại bản đồ qui hoạch tổng thể, thành phần chất thải, khả năng đầu tư của doanh nghiệp và các tiêu chí liên quan đến ô nhiễm môi trường khi triển khai các dự án, kẻo xảy ra tình trạng "vô tình giết chết" không gian sống hiện đại ở các khu đô thị mới.

>>Khát vọng về những khu đô thị xanh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đừng "giết chết" không gian sống hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO