Để nâng tầm nền tài chính

TS. TRƯƠNG VĂN PHƯỚC - Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia (HẢI VÂN ghi)| 05/07/2017 06:31

Hệ thống tài chính sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng ở mức cao trong giai đoạn từ nay đến 2020.

Để nâng tầm nền tài chính

Hệ thống tài chính sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng ở mức cao trong giai đoạn từ nay đến 2020.  

Đọc E-paper

Vốn được xem như là huyết mạch của nền kinh tế và có vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với đóng góp trên 54% vào tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2011 - 2015, thế nhưng, tính đến cuối năm 2016, độ sâu tài chính của hệ thống tài chính Việt Nam (tín dụng/GDP) - một chỉ số đo lường khả năng cung ứng vốn của khu vực tài chính đối với nền kinh tế chỉ ở mức 1,8 lần, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, như Singapore là 4 lần, Malaysia 3,7 lần, Thái Lan và Trung Quốc khoảng 3,3 lần, Philippines gần 2 lần.

Hệ thống tài chính Việt Nam vẫn còn những tồn tại khiến cho việc cung vốn vào nền kinh tế chưa được thông suốt và chất lượng, hiệu quả chưa cao.

Trên thị trường chứng khoán, mặc dù khả năng thu hút vốn nước ngoài tăng dần song vốn cung ứng từ khu vực này còn khiêm tốn so với tiềm năng và so với các nước trong khu vực. Tính đến hết tháng 5/2017, tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 23,54 tỷ USD, tăng 15,3% so với cuối năm 2016.

Thị trường chứng khoán ít nhận được phân bổ vốn từ các quỹ đầu tư lớn trên toàn cầu do Việt Nam chỉ được coi là thị trường chứng khoán cận biên, chưa đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí xếp hạng thị trường chứng khoán mới nổi của MSCI (một tổ chức chuyên xây dựng các bộ chỉ số thị trường) và mức độ đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường chưa cao.

Kinh tế thế giới đang nhiều biến động, các chính sách mới của Tổng thống Mỹ, lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các tác động từ việc Anh rời EU, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại và đầu tư, cũng như tới lãi suất và tỷ giá của thị trường các nước mới nổi tại châu Á, trong đó có Việt Nam.

Do đó, việc đạt được mức tăng trưởng từ 6,5 - 7% cho cả giai đoạn 2016 - 2020 là thách thức rất lớn, nếu không quyết liệt giải quyết những tồn tại của nền kinh tế ngay từ bây giờ, Việt Nam sẽ cần rất nhiều năm nữa để phát triển như mong muốn.

Tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu ước tăng từ 43,2% GDP trong năm 2016 lên khoảng 52,5% GDP trong năm 2017. Chỉ số P/E (giá trên thu nhập một cổ phần) bình quân thị trường Việt Nam không cao so với các thị trường chứng khoán khu vực trong khi mức tăng trưởng GDP của Việt Nam cao hơn phần lớn các nước trong khu vực. Mức P/E bình quân toàn thị trường cuối quý I/2017 đạt 17,4 lần.

Trong khi đó, việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp kém phát triển làm hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, đồng thời dẫn đến sự chậm ra đời của thị trường mua bán nợ. Chưa hết, việc xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém còn chậm, nhất là các ngân hàng thương mại mua lại giá 0 đồng và ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt.

Nợ xấu còn tồn đọng tại VAMC chưa xử lý khoảng 180 nghìn tỷ đồng, đang là "điểm nghẽn" của hệ thống tài chính, huyết mạch của nền kinh tế. Một khi nợ xấu không xử lý triệt để, không thể giảm được mặt bằng lãi suất, giảm chi phí vốn của nền kinh tế cũng như ổn định kinh tế vĩ mô bền vững.

>>VAMC làm gì với nợ xấu đã mua?

Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội Khóa XIII đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 ở mức 6,5 - 7%. Tuy nhiên, kết quả năm xuất phát điểm 2016 và nửa đầu 2017 chưa đạt mong đợi, khiến áp lực tăng trưởng cao càng đè nặng lên các năm 2018 - 2020. Do đó, việc cấu trúc lại thị trường tài chính hiện đại và hài hòa giữa thị trường tài chính - tiền tệ và thị trường vốn đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Có nhiều việc phải làm, nhưng trước hết là với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng, chính sách tiền tệ cần được điều hành linh hoạt hơn nữa, mở rộng cung tiền một cách hợp lý để hỗ trợ tăng trưởng, tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính để xử lý nợ xấu của khu vực ngân hàng.

Từ đó, tăng khả năng cung cấp tín dụng và giảm lãi suất cho vay, giảm chi phí vốn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực có hiệu quả, năng suất, công nghệ cao - động lực chính của tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Cạnh đó, nước ta phải phát triển thị trường vốn để tăng cường cung ứng vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, giảm áp lực cung ứng vốn và rủi ro kỳ hạn cho hệ thống tổ chức tín dụng.

Muốn vậy, phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đồng thời tích cực đáp ứng các tiêu chí xếp hạng thị trường chứng khoán của MSCI để sớm được nâng hạng lên thị trường mới nổi, đặc biệt các tiêu chí về mức độ tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường tự do hóa tài khoản vốn. Cạnh đó, nhanh chóng tăng quy mô và thanh khoản thị trường vốn, đạt mục tiêu vốn hóa thị trường 70% GDP vào năm 2020.

>>Tín dụng đen: Khuyết tật của hệ thống tài chính

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Để nâng tầm nền tài chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO