Câu hỏi về nợ công

TS .VŨ ĐÌNH ÁNH - HẢI VÂN ghi| 24/12/2013 05:10

Tốc độ nợ công tăng nhanh trong vài năm gần đây, vượt qua những giới hạn trước đó.

Câu hỏi về nợ công

Tốc độ nợ công tăng nhanh trong vài năm gần đây, vượt qua những giới hạn trước đó.

Đọc E-paper

Với tốc độ tăng này và chính sách như hiện nay, có thể đầu năm 2015, một lần nữa trần nợ công an toàn trong khoảng 80% GDP. Bản chất nợ công của Việt Nam sẽ rõ ràng hơn nếu nhìn vào động thái nợ công, cùng những phân tích về thời điểm, kết cấu nợ.

Nhìn vào các phân tích về nợ công gần đây, còn một vấn đề rất lớn đó là sử dụng nợ công. Không có nguồn để trả nợ công nên động tác đơn giản là vay mới để trả nợ. Nhưng giả định, nếu không vay được nữa, chúng ta sẽ làm gì để trả nợ khi đến hạn? Với 1 tỷ USD không trả được chúng ta có thể sẽ vỡ nợ.

> Mỗi người Việt đã gánh 800 USD nợ công
> Nợ công đang ở ngưỡng an toàn?
> Không thể mãi giấu giếm căn bệnh nợ công

> Ủy ban Kinh tế cảnh báo rủi ro khủng hoảng nợ công
> Nợ công 55,7% GDP, trong giới hạn cho phép

> Phát hành thêm trái phiếu, nợ công khó an toàn?
> Nợ công của Việt Nam có thể lên tới 95% GDP

Quy mô nợ công của Việt Nam hiện khoảng 60% GDP. Tỷ lệ này có thể được tính trước khi điều chỉnh quy mô GDP của Việt Nam theo giá của năm 2010, nhưng nếu tỷ lệ này được tính theo giá hiện hành, đến năm 2013 là khoảng 176 tỷ USD.

Như vậy, tính sơ sơ quy mô nợ công hiện lên tới 100 tỷ USD và đến năm 2015 nó sẽ tăng hơn 100 tỷ USD nữa, con số không hề nhỏ và rất nguy hiểm nếu đến kỳ đáo hạn.

Chưa bàn đến chuyện sử dụng hiệu quả, việc sử dụng nợ công như thế nào, đến nay không rõ thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý nợ công, hoặc với Ngân hàng Nhà nước với tư cách cơ quan chuyên đi ký vay nợ công. Ai sẽ trả lời câu hỏi này?

Liên quan chính sách tài khóa, số liệu thu chi thâm hụt ngân sách của Việt Nam hiện rất khó theo dõi, thậm chí "nói vậy nhưng không phải vậy". Báo cáo quyết toán có mục thu theo dự toán, chi theo dự toán, trong đó, các con số rất xa so với con số thu, chi thực theo quyết toán.

Người ta đưa ra khái niệm thu chi ngân sách, tiền của nhà nước, tiền của dân ra ngoài dự toán ấy và con số càng ngày càng khủng khiếp! Một khoản trong ngân sách công bố công khai đó là thu kết chuyển, cái này trong dự toán ngân sách cỡ khoảng 10.000 tỷ đồng hằng năm.

Nhưng năm 2011, con số vênh ra ngoài dự toán, thu kết chuyển ấy là 236.000 tỷ đồng. Cùng với đó là chi kết chuyển, trước đây thường gọi là chi chuyển nguồn, năm 2011 là 246.000 tỷ đồng. Nhưng thu kết chuyển từ đâu, thu cái gì và nó có phải là gánh nặng ngân sách không?

Chi kết chuyển 246.000 tỷ đồng là chi cái gì? Nếu cho là chi cho đầu tư thì phải cộng vào chi đầu tư, nếu cho là chi thường xuyên thì phải cộng vào chi thường xuyên, vấn đề rất ít người biết.

Trong kết cấu chi ngân sách của Việt Nam, chi đầu tư đang đi xuống. Theo thống kê gần nhất là dưới 20% tổng chi ngân sách cho đầu tư, ngân sách cho chi thường xuyên khoảng 60 - 65%, nhưng cùng với đó, ngân sách còn phải chi một khoản rất nặng liên quan trực tiếp đến nợ công, đó là chi trả nợ lãi.

Phần chi này đang tăng lên khá nhanh. Chi trả nợ lãi liên quan đến câu chuyện vay trong nước với tỷ lệ là 50 - 50, nếu là vay để bù đắp thâm hụt ngân sách thì nó vào khoảng 70% trong nước và 30% nước ngoài, một mức thấp hơn rất nhiều.

Với lãi suất 10 -11% như hiện nay, gánh nặng trả nợ lãi rất lớn. Mặt khác, khi quy mô trả nợ lãi tăng lên sẽ ép chi thường xuyên, chi đầu tư phải giảm, tất nhiên mức giảm theo tỷ trọng tương đối.

Một chuyện nữa là kỷ luật tài khóa. Năm nào cũng thu vượt dự toán và được lý giải là do thu giỏi, nhưng đồng thời cũng chi vượt các khoản mục. Cụ thể, chi thường xuyên vượt dự toán. Chi đầu tư kêu ít nhưng cũng vượt dự toán.

Chi trả nợ lãi cũng vượt dự toán. Kinh ngạc hơn nữa là chi trả nợ gốc cũng vượt dự toán, với mức vượt lên tới hàng chục phần trăm. Chi vượt dự toán rất nguy hiểm, vậy kỷ luật tài khóa ở đâu?

Các chuyên gia kinh tế đưa ra nhiều khuyến nghị chính sách cho nợ công nhưng nội hàm của nó mới là điều đáng bàn. Đơn cử, theo thông lệ quốc tế, chúng ta muốn gộp nợ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào nợ công nhưng với thực trạng nợ DNNN của Việt Nam thì đó là điều cực kỳ vô lý.

Tỷ lệ trên đòn bẩy nợ của các DNNN khoảng 1,5 tức là khoảng 700 ngàn tỷ đồng là vốn của nhà nước, nhưng các DN này đã vay khoảng 1,5 triệu tỷ đồng. Hiện, chúng ta chưa bóc tách được trong những DNNN này, cũng chưa tính đến trường hợp rất nhiều DNNN vay lẫn nhau. Trong khoảng 1,5 triệu tỷ đồng ấy, có khi giữa các DNNN khấu trừ lẫn nhau là xong, bởi chúng ta mới chỉ hạch toán, kế toán phần nợ phải trả.

Về vấn gộp nợ DNNN vào nợ công, Việt Nam chưa thể theo thế giới. Khu vực DNNN của Việt Nam có quy mô rất lớn và hoạt động có nhiều điểm đặc biệt. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải hạch toán và phải có báo cáo rất cụ thể về nợ của số DNNN này. Nhưng thực tế không cho chúng ta những điều đó.

Bộ Tài chính có Cục Quản lý DNNN song vẫn phải "bó tay" khi 200 DNNN nợ nhiều, không báo cáo tài chính. Về ý tưởng, việc bóc tách nợ DNNN là tốt nhưng rất khó triển khai trên thực tế nếu chúng ta vẫn để kỷ luật tài khóa như hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Câu hỏi về nợ công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO