Bao giờ biết sống văn minh?

BÍCH HỒNG| 22/12/2012 04:42

Trên các kênh truyền hình cáp của nước ngoài, đặc biệt là kênh National Geographic, các bộ phim tài liệu gần đây thường đề cập đến ngày tận thế 21/12/2012. Những bộ phim về đàn chim két đỏ rơi kín trung tâm một thị trấn nhỏ bên nước Mỹ đêm giao thừa.

Bao giờ biết sống  văn minh?

Trên các kênh truyền hình cáp của nước ngoài, đặc biệt là kênh National Geographic, các bộ phim tài liệu gần đây thường đề cập đến ngày tận thế 21/12/2012. Những bộ phim về đàn chim két đỏ rơi kín trung tâm một thị trấn nhỏ bên nước Mỹ đêm giao thừa.

Đọc E-paper

Trên các kênh truyền hình cáp của nước ngoài, đặc biệt là kênh National Geographic, các bộ phim tài liệu gần đây thường đề cập đến ngày tận thế 21/12/2012. Những bộ phim về đàn chim két đỏ rơi kín trung tâm một thị trấn nhỏ bên nước Mỹ đêm giao thừa.

Những đàn cá chết trôi dạt vào bờ biển. Có một đạo diễn trẻ người Mỹ, 18 tuổi, muốn làm một bộ phim đầu tay về bí ẩn của hiện tượng những đàn chim từ trên trời rơi xuống vào đêm giao thừa.

Đạo diễn trẻ kể trong phim, khó khăn của anh là phải có một con chim chết để quay và làm kỹ xảo đàn chim chết. Tưởng gì, một con chim đã chết thì có khó khăn gì? Cứ bắt một con chim sống, và...

Sự chú ý của tôi đối với bộ phim ở chỗ hóa ra chuyện nhỏ này khó thật. Tư duy của các nhà làm phim không cho phép họ hành động kiểu mua chim sống về làm cho chết rồi quay phim.

Sau khi tìm khắp nơi, có người mách đạo diễn liên lạc với một trại bảo vệ động vật hoang dã, và may mắn người ở đó báo cho biết họ có bảo quản xác một con chim. Kể từ đó bộ phim mới được khởi động.

Chuyện đi tìm xác con chim chết là một bài học ẩn dụ, lướt nhẹ qua và nấp dưới chủ đề chính về thảm họa môi trường tạo ra cái chết của những con chim trời.

Từ lúc nào và bằng cách nào mà nền giáo dục có thể tạo ra một người trẻ (18 tuổi) có được ý thức ứng xử với thiên nhiên, cụ thể ở đây là hành trình tìm kiếm con chim chết phục vụ việc quay phim như thế? Tôi đã bị choáng ngợp vì một sản phẩm giáo dục con người hoàn hảo như vậy.

Và thú thực tôi không dám nghĩ tới hình ảnh cái chợ khổng lồ bán thịt thú rừng ở chùa Hương mỗi mùa lễ hội tháng Giêng, ở chân núi khu du lịch Tam Đảo hay chợ cò vạc ở quốc lộ 1A thuộc huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hàng trăm cái chợ "đen" vẫn hằng ngày hoạt động nhộn nhịp phục vụ cho thú ăn thịt rừng của người Việt!

Làm sao dám nghĩ đến hàng trăm công trình thủy điện đã được quy hoạch và một số đã xây dựng, lấy đi hàng trăm hecta rừng nguyên sinh và đè nặng lên dòng chảy của một con sông như sông Tranh, làm cho mặt đất phải rùng mình giận dữ?

Nhưng những chuyện này rất khó nói vì nó liên quan đến lợi nhuận núp dưới vỏ bọc của quốc kế dân sinh. Nó vừa là sản phẩm, vừa là đối thủ thách thức nền giáo dục khập khiễng, thiếu hụt mà thế hệ trẻ đang thụ hưởng!

Tuy vậy, vẫn dấy lên một niềm hy vọng khi thời đại chúng ta sống không còn cảnh đóng cửa bưng bít, cho cái gì biết cái nấy, mà chúng ta đã nói đến một thế giới phẳng, đến ngôi nhà chung toàn cầu, trong đó, tối thiểu mặt bằng chung về văn hóa ứng xử với thiên nhiên là một phong cách "sống thông minh, nhân ái" với môi trường xung quanh đang lan đến Việt Nam bằng nhiều hình thức.

Sống thông minh là biết đúng, biết đủ bất kể có điều kiện hay không về tài chính. Mặc dù một số tạp chí vẫn đang "tạo đất" cho các diễn viên, người mẫu khoe biệt thự rộng hàng nghìn mét vuông, xa hoa, lộng lẫy với hệ thống đèn và bể bơi, vô tình cổ vũ cho lối sống lãng phí, nhưng một xu hướng mới đã xuất hiện:

Tại nhiều tòa cao ốc mới xây dựng ở trung tâm các thành phố, một trong các thế mạnh về thiết kế được trân trọng giới thiệu là tuân thủ lối sử dụng điện "thông minh" với hệ thống điều khiển tự động cảm ứng, nơi không có người, hệ thống đèn, điều hòa, thang máy tự động ngắt mạch.

Hệ thống điện từ nguồn năng lượng mặt trời được đầu tư ngày càng nhiều ở những tòa nhà hiện đại. Trong lúc đó, nhiều người vẫn còn ngụp lặn trong thị hiếu ngôi nhà lộng lẫy ánh đèn.

Sống thông minh đã đến Việt Nam bằng những dự án của chính người Việt vận động nông dân trồng san hô dưới đáy biển, gầy dựng lại cái nôi nền tảng của môi trường biển, những việc chưa bao giờ nghe thấy từ đời cha ông.

Nhưng con người ngày càng đông đúc, tài nguyên cạn kiệt nên chúng ta phải làm quen với một lối sống khác, từ bỏ những giá trị cũ không còn thích hợp để xây dựng thành nền tảng mới cho thế hệ trẻ thông qua giáo dục.

Trường hợp như đạo diễn trẻ 18 tuổi đi tìm một con chim thật sự đã chết chứ nhất định không giết một con chim để làm đạo cụ phải trở thành lối ứng xử đương nhiên của con người thì nền giáo dục mới làm tròn trách nhiệm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bao giờ biết sống văn minh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO