Ảnh hưởng từ láng giềng

PGS-TS. PHẠM QUỐC TRUNG - Viện Kinh tế - Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, HẢI VÂN| 16/08/2013 08:04

Cán cân thương mại không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế đối tác mà còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác, thậm chí trong cán cân thương mại toàn cầu và trong các diễn biến, kể cả diễn biến chính trị.

Ảnh hưởng từ láng giềng

Cán cân thương mại không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế đối tác mà còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác, thậm chí trong cán cân thương mại toàn cầu và trong các diễn biến, kể cả diễn biến chính trị. Kinh tế Trung Quốc (TQ) tăng trưởng chậm lại, có thể là do TQ chỉ định nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại của các nước trong khu vực có liên quan.

Đọc E-paper

TQ tăng trưởng chậm lại, nhưng chưa thể kết luận sẽ ảnh hưởng tốt hay xấu đến kinh tế Việt Nam, làm cho thương mại Việt Nam thâm hụt, bởi thương mại Việt Nam - TQ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thương mại của nước này.

Khuynh hướng của TQ khác đi một chút theo lý thuyết, nhưng không vì thế mà xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống, mà ngược lại, còn có nhiều cơ hội để tăng lên.

Nhưng điều này phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của nền kinh tế Việt Nam với nhu cầu của thị trường trên 1,3 tỷ người tiêu dùng TQ và các cơ chế giao thương giữa hai nước.

Nền sản xuất của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng không lớn khi tăng trưởng kinh tế của TQ đi xuống, do nó bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác. Chẳng hạn, lực đẩy từ gói hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, thúc đẩy xuất khẩu... có hiệu lực từ tháng 8 này của Chính phủ TQ.

Một làn sóng đầu tư sang các nước láng giềng của các doanh nghiệp nhỏ của TQ đang diễn ra. Nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp Việt Nam, với năng lực cạnh tranh kém hơn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, đó là chưa kể đến kinh doanh phi mậu dịch và kinh doanh phi pháp khác.

Chuyện đỉa mới đây là ví dụ, là bài học để thấy rằng, nhiều cái tưởng là xuất khẩu nhưng thực chất không như vậy, đỉa không sang TQ mà vẫn quay lòng vòng ở Việt Nam và chính người Việt Nam trở thành bị hại trong chuyện này. 

TQ là một đất nước rất rộng, rộng đến mức mỗi địa phương có thể có một chính sách riêng biệt mà không ảnh hưởng đến chính quyền trung ương nhưng lại ảnh hưởng đến các nước láng giềng.

Vì thế, trong quan hệ kinh tế, thương mại với TQ, phải rất thận trọng. Thứ nhất, với chính sách mậu biên của TQ khi cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương phá giá đồng tiền ở vùng biên đã ảnh hưởng không ít đến các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, TQ là một nền kinh tế rất giàu có, so về mặt tổng số, hơn Việt Nam rất nhiều. Vì vậy, chỉ một chính sách đầu tư nhỏ của TQ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Thứ ba, nền kinh tế thị trường TQ phát triển cao hơn Việt Nam, đặc biệt là những trung tâm thương mại phát triển rất mạnh.

Chính vì thế, thương trường của TQ rất rộng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, hoặc ảnh hưởng thông qua nước thứ ba là bạn hàng đối tác của họ đến kinh tế Việt Nam. Điều này đã có bài học từ một số công ty Hàn Quốc đến Việt Nam nhưng người Mỹ lại nắm quyền điều hành.

Không có chính sách kinh tế thuần túy, mà chính sách kinh tế bao giờ cũng đi kèm với chiến lược phát triển văn hóa, xã hội. Thời gian qua, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam phát triển mang tính chất tự phát cao, dù đã có những chính sách định hướng.

Tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sụp đổ và phá sản. Với TQ, không khẳng định doanh nghiệp nhỏ và vừa là tự giác hay tự phát, nhưng khi chuyển đầu tư sang Việt Nam, họ được định hướng và có sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước.

Chuyện các doanh nghiệp TQ sang Việt Nam thuê đất lâu năm, "cài cắm" xây dựng gia đình tại chỗ..., là những định hướng của họ mà chúng ta phải hết sức cẩn trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ảnh hưởng từ láng giềng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO