Sự phát triển điện toán đám mây Azure ở Việt Nam

NGUYỄN HẢI BIÊN *| 02/10/2017 06:56

Điện toán đám mây (ĐTĐM) đã trở thành một xu thế không thể thay đổi. Từ các công ty về công nghệ, các nhà cung cấp dịch vụ tới các doanh nghiệp - những khách hàng sử dụng dịch vụ đều bị ảnh hưởng bởi xu thế này và buộc phải thích nghi với nó.

Sự phát triển điện toán đám mây Azure ở Việt Nam

Dịch vụ điện toán đám mây của Microsoft được công bố vào 10/2008, lần đầu tiên ra mắt vào tháng 2/2010 với tên gọi gọi Windows Azure. Tháng 3/2014, dịch vụ “con cưng” của Microsoft chính thức đổi tên thành Microsoft Azure.

Đến nay, Microsoft Azure đã cho ra đời hơn 600 dịch vụ khác nhau trên nền tảng cloud của mình, đáp ứng hầu hết nhu cầu cần thiết cho doanh nghiệp vận hành và các nhà phát triển nghiên cứu, như:

• Compute service: virtual machines, service fabrics…

• App services (web app, mobile app, logic app, APIs…

• Storage service

• Networking service (VPN, Traffic Manager, CDN…)

• Database service (SQL, DocumentDB…)

• Intelligence and Analytics (HDInsight, Machine learning, Cognative service, Power BI…)

• Security and Identity (Azure Active Directory, Security Center…)

• Developer Tools (Visual Studio team services, Application Insights…)

Không chỉ có một catalog đồ sộ các dịch vụ được hỗ trợ và được đầu tư nguồn lực khổng lồ để liên tục cải thiện, tối ưu hóa các dịch vụ, Microsoft còn là nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud có cơ sở hạ tầng lớn nhất hiện nay với số lượng các khu vực có xây dựng datacenter (Region) lên tới 34 điểm chính thức trên khắp thế giới và thêm 4 điểm đã được công bố kế hoạch triển khai. Quy mô hạ tầng của Microsoft Azure thậm chí vượt qua tổng số Region của cả 2 đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Amazon và Google cộng lại.

Mặc dù cũng còn các hạn chế, hiện tại cùng với sự lỗi lực phát triển kinh doanh mảng Cloud của Microsoft và các Partner trong 2 năm qua thì một số các khách hàng đã bắt đầu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây để phục vụ cho công việc kinh doanh của mình. Chủ yếu ở thị trường Việt Nam mảng cloud được khách hàng sử dụng phần nhiều là IaaS (VMs, Backup, Storage). Ngoài ra một số công ty thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng, bán lẻ cũng đang quan tâm đến việc xây dựng những ứng dụng mới trên nền PaaS.

Từ năm 2015, Công ty CP Dịch vụ Công nghệ tin học HPT đã tham gia một số các khóa đào tạo chuyên sâu về Azure do Microsoft tổ chức đào tạo riêng cho các đối tác (partner) là SI lớn ở Việt Nam, sau đó được trải nghiệm thực tế thông qua các PoC cho khách hàng tiềm năng (khoảng 15 trường hợp PoC trong năm 2016), từ đó thu được các kiến thức quan trọng để có khả năng sẵn sàng trong việc triển khai một số nhóm dịch vụ tích hợp trên Azure như IaaS, EMS, OMS.

Tại Việt Nam, cho tới thời điểm này mới chỉ có 2 đối tác (partner) của Microsoft đạt được cấp độ Silver Cloud Patform, trong đó có HPT.

Với nhiều năm là đơn vị SI có tên tuổi trên thị trường, HPT được một số chuyên gia của Microsoft nhận định là rất có tiềm năng trong việc khai thác một số mảng dịch vụ đang là xu hướng thực tiễn của thị trường như Security, App Migration, Managed Services.

Đầu năm 2017 HPT được Microsoft lựa chọn triển khai PoC giải pháp về hạ tầng Cloud Azure (Iaas, EMS, Office 365) cho một ngân hàng lớn tại Việt Nam, ngân hàng này đang là một trong những đơn vị đầu tiên đầu tư để thử nghiệm phát triển các ứng dụng dịch vụ trên môi trường Cloud Azure của Microsoft.

Mặc dù còn chưa thực sự phát triển và còn vướng mắc bởi nhiều nguyên nhân khách quan, song có thể thấy được tương lai của dịch vụ ĐTĐM nói chung và của Microsoft Azure nói riêng tại thị trường Việt Nam. Nếu như cách đây khoảng 2 năm, Microsoft chỉ mới đặt trọng tâm vào phát triển và bán dịch vụ Office 365 (một dịch vụ Cloud điển hình cho người dùng văn phòng) thì nay ông lớn này đang đẩy mạnh Azure tại thị trường còn rất nguyên sơ này.

>>Công nghệ đám mây trong đào tạo nhân sự

 (*) Tác giả là thành viên Công ty CP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sự phát triển điện toán đám mây Azure ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO