Giao diện người dùng: Nhan sắc của sự thông minh

HOÀNG HÀ| 19/07/2012 04:58

Kỷ nguyên mới của thế giới di động mở màn bằng cuộc cách mạng trong thiết kế giao diện người dùng trên smartphone.

Giao diện người dùng: Nhan sắc của sự thông minh

Kỷ nguyên mới của thế giới di động mở màn bằng cuộc cách mạng trong thiết kế giao diện người dùng trên smartphone.

Đọc E-paper

1. Giao diện đồ họa người dùng “Graphical User Interface” (GUI) là một thuật ngữ trong ngành công nghiệp máy tính. Đó là một cách giao tiếp với máy tính hay các thiết bị điện tử bằng hình ảnh và chữ viết thay vì chỉ là các dòng lệnh đơn thuần.

GUI được sử dụng phổ biến trong máy tính, các thiết bị cầm tay, các thiết bị đa phương tiện, hoặc các linh kiện điện tử trong văn phòng, nhà ở... GUI được các nhà nghiên cứu tại Xerox PARC phát triển trong thập niên 1970. Ngày nay hầu hết các hệ điều hành máy tính nhiều người dùng đều sử dụng giao diện này.

2. Để tạo nên khác biệt, các nhà sản xuất điện thoại đầu tư rất nhiều cho GUI. Apple, với sự chú trọng tuyệt đối tới thiết kế, chính là hãng tiên phong khi tạo nên bùng nổ của các thiết bị chạy IOS có giao diện thiết kế rất thân thiện và đẹp mắt qua các phiên bản khác nhau của iPhone.

Chỉ duy nhất một nút bấm trên màn hình cũng chỉ đảm nhiệm duy nhất một chức năng, nhưng iPhone giúp người dùng đơn giản chỉ cần làm những điều mình thích trên đó. Theo thống kê, cứ 4 người sử dụng điện thoại iPhone thì có 3 người đang tận hưởng theo cách riêng của mình với iPhone 4/4S.

iPhone đã thay đổi hoàn toàn hình ảnh về Apple, biến Apple từ một hãng sản xuất máy tính với những chiếc máy nghe nhạc iPod nổi tiếng và dịch vụ giải trí iTunes trở thành một ông lớn trên thị trường di động.

Theo Gatner, trong quý I/2012, Apple chỉ bán smartphone nhưng cũng đã chiếm đến 7,9% thị phần toàn cầu, với 33,1 triệu máy được bán ra điện thoại thông minh (smartphone) thì doanh số của phân khúc này lại tăng lên đáng kể, đạt 144,4 triệu chiếc, tăng đến 44,7% so với cùng kỳ.

Có thể nói, Apple đã định nghĩa được một kỷ nguyên mới của thế giới di động, đó là kỷ nguyên của giao diện người dùng. Những biểu tượng (icon) trong suốt, được cách điệu theo tính năng rất trực quan trở thành giao diện chuẩn mực của tất cả các smartphone hiện nay.

Cũng theo Gatner, tính riêng về phân khúc điện thoại thông minh (smartphone) thì doanh số của phân khúc này lại tăng lên đáng kể, đạt 144,4 triệu chiếc, tăng đến 44,7% so cùng kỳ. Chạy theo IOS của Apple, Android đang cố gắng giữ ngôi cao nhất của mình khi liên tục cải tiến sâu từ bên trong hệ điều hành để tung ra các bản hệ điều hành mới, mới nhất là OS 4.1 Jelly Bean.

Còn Nokia đang cố gắng làm mới mình trên nền tảng Windows8. RIM dù đang chìm trong khủng hoảng nhưng đang có những bước đi chậm và rất chắc chắn trong cuộc cách mạng hệ điều hành của mình với BlackBerry 10... Trong một thị trường tràn ngập smartphone, GUI tiếp tục đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự khác biệt.

3. Android có giao diện đa dạng, được trang bị và có thể cài đặt nhiều widget tiện lợi, bắt mắt, folder có thể chứa được nhiều ứng dụng hơn... Hầu hết các hãng điện thoại lớn từ Samsung, HTC, Sony đến LG đều có những sản phẩm liên quan đến hệ điều hành Android.

Phần lớn các smartphone Android đều có các tính năng cũng như thông số kỹ thuật tương tự, nên phát triển GUI riêng có thể giúp phân biệt sản phẩm của hãng với các hãng khác. Chính vì vậy, Sharp theo đuổi một giao diện riêng với Feel UX.

GUI này sẽ cung cấp một giao diện đơn giản hoa cho các ứng dụng, gadget, phần cứng và shortcut. Giao diện này có một thiết kế đơn giản với các biểu tượng lớn, cung cấp nhiều chức năng chẳng hạn như camera, thư viện ảnh, ứng dụng nghe nhạc, truy cập trực tiếp từ màn hình khóa...

LG giới thiệu giao diện người dùng mới nhất của hãng dành riêng cho dòng Optimus chạy hệ điều hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Giao diện Optimus UI 3.0 có nét tương tự như Sense của HTC hay TouchWiz của Samsung, nhưng vẫn giữ được phong cách riêng của LG.

LG Optimus UI 3.0 cho phép người dùng mở máy bằng cách vuốt tay bất kỳ vị trí nào trên màn hình. Bên cạnh đó, có thể đặt khóa biểu tượng để mở những ứng dụng riêng biệt như camera.

Không chỉ vậy, còn cho phép người dùng chụp ảnh bằng cách ra lệnh cho máy, thay vì dùng tay ấn lên nút chụp hình. Dù đang dính dáng đến một loạt tranh chấp với Apple từ kiểu dáng thiết kế đến giao diện nhưng Samsung vẫn chứng tỏ được thế mạnh thiết kế khi nhanh chóng chiếm vị trí nhà sản xuất điện thoại lớn nhất từ tay Nokia.

Trên nền tảng Android 4.0 Ice Cream Sandwich, Samsung đã tùy biến giao diện TouchWiz cho các mẫu máy Galaxy khá thành công dựa trên hai yếu tố: đồ họa đẹp, sử dụng đơn giản.

Trong khi đó, Nokia đang đánh cược lớn vào Windows Phone trong nỗ lực để xây dựng lại vị thế duy trì gần 15 năm qua. Để tạo nên khác biệt, thậm chí là khác hơn so với những chiếc Windows Phone khác của HTC hay Samsung, Nokia đã thiết kế lại giao diện trên các sản phẩm mới.

Chẳng hạn, Lumia 900 chạy bản 7.8 có màn hình chủ theo phong cách mới, cho phép người dùng điều chỉnh từng ô thông tin (Live Tile) theo ba kích thước khác nhau. Hệ điều hành này cũng có thể được bổ sung nhiều màu nền hơn...

Nokia không có đặc quyền được cấp bởi Microsoft trong việc thay đổi giao diện người dùng. Mặc dù vậy, rất có thể hy vọng Microsoft sẽ thay đổi cách thức cấp quyền mở cho Nokia nếu muốn giữ vị trí kinh doanh của mình so với các đối thủ khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giao diện người dùng: Nhan sắc của sự thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO