Có gì bên trong một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ?

04/04/2014 04:04

Những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ, niềm mơ ước của nhiều người đàn ông thường được chế tạo hoàn toàn bằng tay bởi những người thợ chuyên nghiệp nhất mà không cần sự trợ giúp của các thiết bị điện tử.

Có gì bên trong một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ?

Những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ, niềm mơ ước của nhiều người đàn ông thường được chế tạo hoàn toàn bằng tay bởi những người thợ chuyên nghiệp nhất mà không cần sự trợ giúp của các thiết bị điện tử.

Kể từ khi ra đời những chiếc đồng hồ đeo tay không chỉ mang mình ý nghĩa báo giờ mà ngày càng có thêm nhiều chức năng bổ sung với những nâng cấp khéo léo và phức tạp. Dưới đây là sáu nâng cấp phổ biến nhất hiện nay được thực hiện trong các xưởng chế tạo đồng hồ của Thụy Sĩ.

Minute Repeater (Nhắc giờ, phút)

Minute Repeater là một trong những nâng cấp được nhiều người mong muốn nhưng cũng tốn kém và lỗi thời nhất. Chức năng này cho phép đồng hồ kêu vang giờ, ¼ giờ và phút, được phát minh để chủ sở hữu có thể xem thời gian trong bóng tối, một nhiệm vụ bây giờ thường được thực hiện chủ yếu bởi các chỉ số phát sáng.

Cơ chế đánh chuông sử dụng một loạt các búa rất nhỏ để đánh giờ, ¼ giờ và phút tạo thành những giai điệu riêng biệt.

Christophe Claret, một thợ chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ đã hoàn thiện chức năng nhắc lại giờ, phút này cho rất nhiều thương hiệu và ngày nay tên của ông đã trở thành tên một thương hiệu đồng hồ nổi tiếng, bao gồm cả mô hình Soprano.

Moon Phase (Pha mặt trăng)

Nâng cấp này xuất phát từ các đồng hồ thiên văn nổi tiếng trong thế kỷ 19, và bắt đầu được áp dụng vào đồng hồ đeo tay trong thế kỷ 20. Cơ chế “pha mặt trăng” truyền thống bao gồm một đĩa với hai hình mặt trăng minh họa giống hệt nhau.

Một cơ cấu bánh răng 59 xuất sắc, điều khiển bởi một ngón tay cơ khí và các ổ đĩa liên kết giúp nó tiến 24 giờ mỗi bậc. Do đó, cứ sau 59 ngày (khoảng hai chu kỳ âm lịch), tương ứng với một “pha mặt trăng” hoàn chỉnh sẽ được tiết lộ thông qua một khẩu độ (trong thực tế, giai đoạn mặt trăng thiên văn hay thời gian giữa hai lần trăng tròn (tháng Mặt Trăng) còn lặp lại trung bình khoảng 29,53 ngày).

Blancpain đã giúp hồi sinh sự quan tâm về “pha mặt trăng” vào năm 1983, và công ty này vẫn tiếp tục dẫn đầu với các mô hình này, mà điển hình nhất là Quantième Comple 8 Jours.

World Time (Giờ thế giới)

World Time là chức năng thiết thực nhất cho khách du lịch quốc tế kể từ khi Hội nghị quốc tế Meridian vào năm 1884 quyết định chia thế giới thành 24 múi giờ.

Louis Cottier, một thợ chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ là người đầu tiên phát minh ra chiếc đồng hồ đeo tay theo giờ thế giới cho hãng đồng hồ Patek Philippe vào năm 1937.

Những tiêu chuẩn cơ bản từ thời đó vẫn còn được sử dụng như tiêu chuẩn cơ bản ngày nay: Một vòng quay 12 giờ, được bao quanh bởi một chỉ dẫn 24 giờ tương ứng với tên 24 thành phố mà các múi giờ đi qua.

Bằng cách sắp xếp như vậy, người ta có thể đọc thời gian chính xác ở các thành phố khác cùng một lúc.

Perpetual Calendar (Lịch vạn niên)

Không giống như các chức năng xem lịch đơn giản, chức năng này đòi hỏi người dùng phải tự thiết lập lại ngày tháng có ít hơn 31 ngày. Chức năng lịch vạn niên có khả năng dự đoán chính xác độ dài khác nhau của 12 tháng, bao gồm cả tháng Hai nhuận và nhiều thập kỷ trong tương lai.

Vào năm 1898, Patek Philippe đã làm nên cuộc cách mạng thực sự khi ông phát minh ra cách thiết lập một hệ thống ba cam và đòn bẩy, cài đặt sẵn bảy tháng 31 ngày, bốn tháng 30 ngày và tháng Hai được thiết lập riêng để lặp lại tháng 29 ngày sau mỗi chu kỳ 4 năm.

Chronograph (Chức năng bấm giờ)

Chronograph, chức năng bấm giờ, được cho là sáng tạo của thợ đồng hồ Pháp Louis Moinet vào khoảng năm 1815, mặc dù các bằng sáng chế đã được trao cho một người Pháp khác là Nicolas Rieussec, bảy năm sau đó.

Một trong những đồng hồ đeo tay phổ biến nhất hiện nay vẫn kiên trì trang bị chức năng bấm giờ (suốt 50 năm qua) là TAG Heuer Carrera. Chức năng này ban đầu được tạo ra để tính thời gian cho các cuộc đua ô tô (chẳng hạn như Carrera Panamericana, mà sau này đã trở thành thương hiệu đồng hồ cùng tên).

Mẫu gần đây nhất: TAG Heuer Carrera Calibre 1887 được đặt tên theo năm mà người sáng lập công ty Edouard Heuer được cấp bằng sáng chế cho bánh răng dao động, cái vẫn được sử dụng trong các hoạt động cần đến đồng hồ bấm giờ cơ học ngày nay.

Tourbillion (Đo lực hấp dẫn)

Đây là phát minh nổi tiếng nhất thế kỷ 18 của thợ đồng hồ Abraham Louis Breguet. Chiếc đồng hồ nào được trang bị chức năng tourbillon thường đồng nghĩa với việc đó là chiếc đồng hồ tốt nhất.

Được đặt tên theo một từ tiếng Pháp có nghĩa là cơn lốc, tourbillon thực chất chỉ là một chức năng dự bị được thiết kế như một cái lồng quay trên trục của nó. Thiết kế ban đầu nhằm mục đích trung hòa tác động của lực hấp dẫn trên đồng hồ bỏ túi, nhưng ngày nay nó mang tính hình thức nhiều hơn chức năng, vì ảnh hưởng của lực hấp dẫn trên các đồng hồ đeo tay là không đáng kể.

Một số mẫu đồng hồ, chẳng hạn như Excalibur Double Flying Tourbillon của Roger Dubuis thậm chí còn kết hợp nhiều tourbillon trong cùng một chiếc đồng hồ duy nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Có gì bên trong một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO