Tăng điểm nhờ yếu tố mùa vụ

BÙI THỊ TÂM| 11/10/2014 07:00

Trên thị trường, ngành cao su, dược phẩm và bất động sản ghi nhận mức tăng khá nhất trong các phiên giao dịch cuối tuần.

Tăng điểm nhờ yếu tố mùa vụ

Trên thị trường, ngành cao su, dược phẩm và bất động sản ghi nhận mức tăng khá nhất trong các phiên giao dịch cuối tuần.

Đọc E-paper

Dòng tiền đang bắt đầu luân chuyển dần dần giữa các nhóm cổ phiếu. Sự chú ý của dòng tiền sau khi "nguội đi" từ nhóm dầu khí và thủy sản, có vẻ đang dần hướng sang nhóm chứng khoán và bất động sản.

Không chỉ thông tin "rò rỉ” về kết quả kinh doanh (KQKD) quý III sắp tới mà cả những thông tin tích cực của ngành sẽ là nhân tố thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong giai đoạn này.

Công ty Chứng khoán VDSC thống kê một số ngành được cho là sẽ có nhiều triển vọng trong những tháng cuối năm nhờ yếu tố mùa vụ và hưởng lợi từ sự sụt giảm giá nguyên liệu như thủy sản, dệt may, dược, xây lắp, cao su săm lốp, thức ăn chăn nuôi.

Thủy sản: Thống kê số liệu xuất khẩu hai tháng cuối năm tăng lần lượt 13% (2012) và 40% (2013) so với những tháng đầu năm. Giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm đạt 5,65 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ 2013.

Doanh thu của các DN trong ngành 6 tháng cuối năm tăng lần lượt 8,09 % (2012) và 37,92% (2013) so với 6 tháng đầu năm. KQKD của một số DN khá khả quan như FMC, HVG, VHC.

Hiện dịch bệnh EMS khiến sản lượng tôm thế giới giảm mạnh. Giá tôm, vì thế có lúc tăng đến mức cao nhất trong 14 năm trở lại trong những tháng đầu năm. Tính chung 6 tháng đầu năm, sản phẩm này đã tăng 13% so với trung bình của cùng kỳ năm trước. Nga gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thủy sản, cho phép 10 DN Việt Nam xuất khẩu.

Đồng thời, Nga đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ các thị trường như EU, Mỹ, Na Uy, Canada và Úc trong vòng 1 năm. Biện pháp trả đũa của Nga ước tính sẽ khiến cho nước này thiếu hụt nguồn cung đối với cá tra phile khoảng 15.000-20.000 tấn trong 5 tháng cuối năm.

Dệt may: Doanh thu của các DN trong ngành 6 tháng cuối năm tăng lần lượt 4,23% (2012) và 24,7% (2013) so với 6 tháng đầu năm. Kết quả kinh doanh của TCM đã đạt 52% kế hoạch. Hiện, giá bông có xu hướng giảm, ghi nhận mức giảm 26,19% so với cùng kỳ. Giá bông vẫn có xu hướng giảm giúp các DN này hưởng lợi.

Cao su săm lốp: Giá cao su đang giảm mạnh so với các năm trước (-24% so với cùng kỳ) và xu hướng trên được dự báo duy trì đến năm 2015. KQKD 6 tháng của CSM và DRC đều khá khả quan. Việc siết chặt quy định về tải trọng, dẫn đến số lượng tiêu thụ xe ô tô tăng mạnh.

Tính đến 8 tháng đầu năm, tổng doanh số bán ô tô tại Việt Nam đạt 90.560 chiếc, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2013. Nhờ vậy, ngành săm lốp cũng được hưởng lợi từ mức tăng này.

Dược phẩm: KQKD 6 tháng của một số DN khá khả quan như DCL, DHG, IMP. Ngành dược được dự báo có tiềm năng tăng trưởng tốt với tốc độ trung bình 16-17%. Luật đấu thầu mới liên quan đến thuốc và thiết bị y tế kỳ vọng giảm sự phụ thuộc vào giá đấu thầu thấp.

Xây lắp: Doanh thu của các DN trong ngành 6 tháng cuối năm tăng lần lượt 1,21% (2012) và 35,91% (2013) so với 6 tháng đầu năm. KQKD 6 tháng đầu năm của các DN xây lắp chưa thật sự nổi bật vì phần lớn doanh thu ghi nhận nhiều vào cuối năm.

Thức ăn chăn nuôi: Theo yếu tố mùa vụ, những tháng cuối năm, ngành chăn nuôi thường tăng khá tốt. Tính đến tháng 9, đàn lợn tăng 1,5-2% so với cùng kỳ trong khi tổng đàn gia cầm cũng tăng 2% so với cùng kỳ.

Hiện nay giá nguyên liệu giảm mạnh so với các năm trước, chỉ số các mặt hàng thiết yếu của Bloomberg cho thấy mức giảm sâu nhất, bằng với năm 2009 (tại 277,9%). Đồng thời, sản lượng của các nhu yếu phẩm dự báo tăng đột biến từ sau kỳ thu hoạch tháng 9, 10 của Mỹ.

Được biết, giá các mặt hàng gia súc, gia cầm có dấu hiệu tăng trở lại trong tháng 9. Doanh thu 6 tháng cuối năm thường tăng hơn 10% so với 6 tháng đầu năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tăng điểm nhờ yếu tố mùa vụ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO