Lãi suất đã về 0

HOÀNG VŨ| 09/08/2013 08:09

Các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất này mang đến nguồn vốn giá rẻ, hỗ trợ tích cực cho những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn mua nhà, xây, sửa nhà, tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh, nhưng kết quả chưa đạt kỳ vọng.

Lãi suất đã về 0

Các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất này mang đến nguồn vốn giá rẻ, hỗ trợ tích cực cho những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn mua nhà, xây, sửa nhà, tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh, nhưng kết quả chưa đạt kỳ vọng.

Đọc E-paper

Thế dùng dằng

HDBank cho biết tiếp tục mang lại nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ đến khách hàng với gói tín dụng 1.000 tỷ đồng, lãi suất 0% cho đối tượng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp (DN) tư nhân.

HDBank nêu rõ mức lãi suất áp cho người vay là được áp dụng lãi suất 0%/năm tháng đầu tiên, cố định 11,86%/năm trong 11 tháng tiếp theo đối với khoản vay từ 500 triệu đồng trở lên.

Tương tự, Techcombank thông báo dành 4.000 tỷ đồng tài trợ cho khách hàng cá nhân vay mua nhà, ô tô, tiêu dùng, xây, sửa nhà và vay hộ kinh doanh với mức lãi suất 5,99%/năm, áp dụng trong 1-6 tháng đầu tùy theo thời hạn vay cùng các ưu đãi thanh toán gốc và lãi linh hoạt.

NamABank đang thực hiện gói lãi suất cho vay mua nhà 0% áp dụng trong 6 tháng đầu tiên. Còn TienPhongBank cho vay tiêu dùng cầm cố ô tô giải ngân trong vòng 1 giờ với lãi suất thấp, tối đa 60% giá trị xe và có thể lên đến 2 tỷ đồng...

Lãi suất 0% không phải là mới, nhưng rõ ràng, để xóa bỏ nghi ngờ "bẫy" lãi suất, gần đây, các ngân hàng (NH) đều công khai lãi suất ở từng giai đoạn. Lãnh đạo một NH chia sẻ, NH xác định chỉ khi nào người dân mua nhà giúp thị trường bất động sản (BĐS) sôi động thì các khoản nợ xấu tại NH mới được giải phóng.

Do vậy, các NH đều cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu của người vay mua nhà nhưng mọi cố gắng chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Tín dụng cho vay mua nhà diễn ra khá chậm chạp vì còn nhiều vướng mắc.

"Chẳng hạn nếu NH cho người vay sử dụng chính căn hộ sẽ mua làm tài sản thế chấp phải đối mặt với không ít rủi ro. Bởi theo quy định, người vay phải chứng minh được khả năng trả nợ trong nhiều năm, phải có sẵn một số tiền đối ứng chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào vốn NH.

Việc hoàn thiện giấy tờ, thủ tục dù đơn giản đến đâu cũng cần chính xác và đầy đủ, nên đa số khách hàng có nhu cầu vay vẫn khó tiếp cận nguồn vốn", vị lãnh đạo trên nói.

Phần nữa NH sợ nếu xảy ra trường hợp cấp vốn sai đối tượng sẽ gặp rắc rối thêm nữa về nợ xấu. Riêng những người làm tín dụng, dù bị áp chỉ tiêu kinh doanh nhưng nếu làm sai, họ sẽ phải đối mặt với pháp luật nên chính những người thực hiện cũng khá khắt khe. Chính những vướng mắc trên nên dù NH có cố hạ lãi suất về 0 nhưng cả ba bên (NH- DN BĐS- Người mua nhà) vẫn ở thế... dùng dằng.

Giải bài toán khó

Theo một số nhà phân tích, không chỉ giảm lãi suất hay giải quyết cho người nghèo mua nhà mà việc cần làm là "gỡ khó” cho toàn cục thị trường BĐS. Trước hết, vấn đề cấp bách và cần thiết hiện nay là phải tạo ra những tiền đề để sử dụng và phát triển các công cụ tài chính.

Theo GS-TS. Đặng Hùng Võ, công cụ tài chính sẽ giúp giải quyết việc mua bán nhà trên giấy trở thành hiện thực. Ví dụ, giao dịch trên thị trường BĐS trầm lắm trong khi nhu cầu luôn có vì trước đây, người góp vốn góp trực tiếp cho nhà đầu tư.

Điều này nhiều rủi ro như giao nhà chậm, quỵt tiền... khiến người mua không còn tin tưởng nên có tiền cũng không góp vốn. Một khi người mua không góp vốn, NH không cho vay thì nhà đầu phải "đắp mền" dự án.

Nay, thực hiện công cụ tài chính bằng cách đưa NH vào quy trình, theo đó, người góp vốn sẽ góp qua NH, NH sẽ giải ngân với nhà đầu tư theo từng giai đoạn. Nhà đầu tư phải xây dựng một cách nghiêm túc mới có tiền để hoàn tất công trình. Điều này có lợi cho cả ba bên và hạn chế được rất nhiều rủi ro.

"Thực ra, mô hình này trên thế giới có từ rất lâu, nhưng chúng ta không học hỏi để áp dụng. Thậm chí, luật Việt Nam cũng không có dịch vụ tài chính nào tương tự, trong khi đây là dịch vụ cốt yếu nhất trong thị trường BĐS các nước là huyết mạch của thị trường BĐS. Nếu sửa Luật Kinh doanh BĐS, tôi cho rằng điều này sẽ giúp thị trường cải thiện", ông Võ phân tích.

BĐS của các nước đều được tính là chiếm bao nhiêu % trong việc vận hành nền kinh tế, trong khi ở Việt Nam thì không. Về mặt pháp luật thì nhiều khoảng trống và chồng chéo có xung đột... gây mất cân bằng cung-cầu.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, ngoài việc vay vốn NH thì hình thức mua bán nhà trên giấy hay góp vốn là cách hữu hiệu nhất của cả người mua và nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước nay loại hình này gặp nhiều rủi ro như thời gian giao nhà, diện tích nhà, sổ đỏ/hồng... cũng không được đảm bảo theo như quy ước ban đầu khiến người dân mất niềm tin.

Như vậy, ở thời điểm này, nếu các bên biết áp dụng công cụ tài chính kịp thời sẽ tác động rất lớn đến thị trường BĐS. Bởi vì, hiện vẫn có tới 1,6 triệu chỗ ở tạm bợ, 0,5 triệu căn hộ nhỏ hơn 15m2 tại đô thị, 1,5 triệu căn nhà đơn sơ tại nông thôn.

Đến năm 2015, dân số Việt Nam khoảng 91,5 triệu người và nhu cầu về nhà ở là 1.966,6 triệu m2, trong đó, khu vực đô thị là 891,8 triệu m2, đáp ứng chỗ ở cho 34,3 triệu người dân. Nhu cầu về vốn đầu tư cho nhà ở năm 2015 là 2.205.000 tỷ đồng và đến năm 2020 cần 1.767.000 tỷ đồng...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lãi suất đã về 0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO