Thổi hồn vào vũ điệu

HỒ HUY SƠN| 09/09/2013 02:01

Để lại ấn tượng sâu đậm nơi khán giả của chương trình Giai điệu mùa Thu năm nay là vở vũ kịch Cô bé lọ lem (Cinderella).

Thổi hồn vào vũ điệu

Để lại ấn tượng sâu đậm nơi khán giả của chương trình Giai điệu mùa Thu năm nay là vở vũ kịch Cô bé lọ lem (Cinderella). Đây là vở kịch của biên đạo múa người Na Uy - Johanne Jakhelln Constant, dưới sự hỗ trợ của Nguyễn Phúc Hùng. Không chỉ tham gia với vai trò trợ lý biên đạo, trong vở kịch được xem là tâm điểm này, Nguyễn Phúc Hùng còn vào vai mẹ kế trong các phân đoạn của mẹ con dì ghẻ. Dù đã lâu không biểu diễn, nhưng Phúc Hùng vẫn vào vai rất thuyết phục, biểu cảm hình thể phong phú cho dẫu đất mùa dành cho nhân vật này không nhiều.

Đọc E-paper

Gặp lại Nguyễn Phúc Hùng giữa những ngày đang diễn ra Giai điệu mùa Thu 2013. Vẫn là một Nguyễn Phúc Hùng tràn đầy đam mê khi nói về những vũ điệu, dù giờ anh đã chuyển sang một vai trò mới, là biên đạo của hầu hết các vở diễn nổi bật của Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP.HCM (HSBO) trong thời gian qua như Chuyển, Chạm tay vào quá khứ, Những mảnh ghép của giấc mơ, Đối thoại, Kẹp hạt dẻ...

>>MC Minh Vũ và ký ức xót xa, ấm áp về má Xuân Quỳnh
>>Quốc Bảo: Và cuộc thử nghiệm với thanh xướng kịch
>>
Thành công nhất là trở thành một ông bố tử tế

Trước khi về Việt Nam vào năm 2010, Hùng từng có một năm hoạt động tại Hà Lan. Ngay khi trở về nước, Phúc Hùng được giao trọng trách là tổng đạo diễn của HSBO. Anh cũng là tổng đạo diễn của chương trình Giai điệu mùa Thu hai năm vừa qua.

Trước đây, hầu như Hùng không bao giờ nhận lời đi múa ở đám cưới hay hội nghị vì sự kiêu hãnh với nghề quá lớn; nếu có thiếu tiền, anh chấp nhận để bố mẹ nuôi. Tuy nhiên sau này, khi chuyển sang làm biên đạo, nhìn các em thế hệ sau mình phải lao động miệt mài mà vẫn đói, Hùng bắt đầu thay đổi cách nhìn.

Phúc Hùng cho biết, múa đang có đất sống. Với nghề múa, tùy theo trình độ và khả năng thiếu thốn, diễn viên có thể múa ở trung tâm văn hóa, đám cưới; khá hơn thì chạy show và các hội nghị lớn; múa vũ đoàn, nhà hát.

Họ cũng có thể đi dạy, làm thêm về trang điểm hay may trang phục... "Tất nhiên là không thể so sánh với các ca sĩ, ngôi sao hạng A nhưng thu nhập của một diễn viên múa có khi cao hơn cả nghề người mẫu. Diễn viên múa cũng có thể được trả mấy ngàn USD cho một show diễn", anh chia sẻ.

Theo biên đạo này, có những show, diễn viên được trả 5.000USD nhưng để được mức đó thì công sức bỏ ra cũng phải tương xứng.

Nguyễn Phúc Hùng sinh năm 1977 trong gia đình có truyền thống về múa, gồm bố mẹ và anh trai (Nguyễn Phúc Hải, hiện là biên đạo của HSBO). Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Múa Việt Nam năm 1994, Hùng từng là diễn viên của Đoàn Ca múa nhạc Tổng cục Chính trị. Anh sở hữu khá nhiều giải thưởng như: Giải nhất tài năng biểu diễn múa Việt Nam 1997, Diễn viên xuất sắc và Huy chương vàng Liên hoan kịch - múa 2001, đóng các vai chính trong vũ kịch Ngọc Trai Đỏ, Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga, Carmen...

Khi về nước, có một đoàn múa trong tay, thấy khả năng múa ballet của diễn viên trong nước rất tốt, anh quyết tâm làm cho các bạn trẻ cảm nhận được linh hồn của vũ đạo. Bằng việc làm này, anh đã tạo cho diễn viên của Nhà hát sự hứng thú và say mê với xu hướng mới của múa, để bắt kịp với xu hướng của thế giới.

Không dừng lại ở đó, sau ba năm, nhận thấy thời gian vừa rồi mình đã làm quá nhiều, dẫn đến sự bão hòa trong cảm nhận của diễn viên cũng như trong cách xem của khán giả, để thay đổi, Hùng bàn bạc với lãnh đạo Nhà hát đưa những dự án mới về.

Thời gian tới, anh sẽ mời các biên đạo của hai công ty nước ngoài là Gotra Ballet (Hà Lan) và Les Ballets C de la B Bruxell (Bỉ) về làm việc để các diễn viên có cách nhìn và cách cảm nhận mới.

Theo Phúc Hùng, việc mà anh cũng như nhà hát làm được cho đến bây giờ tạm gọi là tốt. Trong các chương trình của mình, anh luôn quan tâm tới phản hồi của khán giả bằng việc phát cho khán giả một bảng đánh giá để xem họ có hài lòng với vở diễn hay không và không hài lòng ở điểm nào.

Hùng xem đây là căn cứ để cân đối lại chương trình của mình. Anh cho biết: "Việc này giúp chúng tôi nhìn lại và cân đối cách làm việc của mình. Đầu tư tiền của để dựng vở, mà không có khán giả đến xem thì đó là một thất bại lớn. Thử thách của tôi là làm sao cho vở múa thật hay, để kích thích khán giả tới mua vé, xem vở".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thổi hồn vào vũ điệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO