Ralph Beaun “tàn nhưng không phế”

BÁCH HỢP| 28/12/2009 05:40

Ralph Braun là nhà sáng lập BraunAbility. Bị mắc bệnh, phải ngồi xe lăn cả đời. Nhưng, được trui rèn ý chí kiên cường, Braun tự tay gây dựng sự nghiệp.

Ralph Beaun “tàn nhưng không phế”

Ngồi trên xe lăn, nhưng không bị nó bó hẹp và hạn chế. Ralph Braun tự tay xây dựng một vương quốc trị giá 200 triệu USD.

Ralph Braun tự tay xây dựng một vương quốc trị giá 200 triệu USD.

Ralph Braun là nhà sáng lập BraunAbility. Bị mắc bệnh, phải ngồi xe lăn cả đời. Nhưng, được trui rèn ý chí kiên cường, Braun tự tay gây dựng sự nghiệp. Bắt đầu bằng việc lắp đặt xe máy scooter chạy bằng pin, và sau đó là máy nâng người khuyết tật lên xe. Anh đã từng bước biến phát minh của mình thành công ty trị giá 200 triệu USD.

Sau đây là câu chuyện đời anh. Mời các bạn theo dõi bản tin audio về Ralph Beaun “tàn nhưng không phế” - Nhà sáng lập và chủ sở hữu BraunAbility trị giá hàng trăm triệu USD do Bảo Chiêu trình bày.

Tôi sinh ra tại Winamac, bang Indiana, giữa những cánh đồng bắp. Nếu bạn vẽ một đường thẳng từ Indianapolis đến Chicago, thì ngay chính giữa đường thằng đó là Winamac.

Khi lên 6, tôi thấy có gì đó bất ổn. Tôi không thể lên xuống cầu thang. Cha mẹ lập tức đưa tôi đến bệnh viện nhi tại Indianapolis và tôi bị chẩn đoán mắc chứng loạn dưỡng cơ, sau đó thì bị chẩn đoán là chứng teo cơ. Mới 14 tuổi, tôi đã bắt đầu phải ngồi xe lăn. Tôi thực sự hoảng loạn và suy sụp. Tuy nhiên, cha mẹ luôn đồng hành, giúp tôi vượt qua khủng hoảng tâm lý và khó khăn thể chất. Cha tôi không bao giờ bỏ cuộc và ông cũng không bao giờ để tôi bỏ cuộc.

Khi rời trường cấp III, tôi vào trường đại học Indiana State 1 năm. Nhưng tôi bỏ học nửa chừng vì quá cực nhọc mỗi lần đến trường, vào lớp, vì thiết kế trường lớp lúc bấy giờ không dành cho sinh viên khuyết tật ngồi xe lăn.

Các chú các bác của tôi là bậc thầy về xe hơi, xe môtô. Tôi bỏ học và theo các chú để tìm tòi, học hỏi về máy móc, thiết bị. Sau 3, 4 tháng, tôi lắp ráp hoàn tất chiếc xe môtô điện scooter đầu tiên. Nó hoạt động tốt. Và tôi tự khích lệ mình rằng đó là tài năng thiên phú, rằng trời đất trao cho tôi khả năng giúp người tàn tật có thể di chuyển.

Tôi tìm được việc làm kiểm tra chất lượng trong một nhà máy sản xuất động cơ ôtô tại địa phương. Tôi đến chỗ làm thoải mái trên chiếc scooter của mình. Những đồng nghiệp trong công ty giới thiệu bạn bè, người quen của họ về chiếc scooter. Tôi lai rai nhận đơn đặt hàng.

Ralph Beaun (giữa)

Phương tiện di chuyển lúc bấy giờ của tôi là chiếc xe tải chuyển phát thư nhỏ. Tôi cải tiến nó, để có thể lái scooter chạy lên xe từ cửa thùng xe, rồi lái xe đến nhà máy. Nhưng, khi nhà máy dời đến vị trí xa, thì tôi phài kiếm phương tiện di chuyển an toàn và phù hợp hơn. Đó là năm 1970, hãng Dodge cho ra đời chiếc xe tải tuyệt vời có cả máy điều hòa, tay lái tự động và nhiều thứ mới lạ khác.

Tôi bắt tay vào thiết kế lại, cải tiến chiếc xe sao cho sát hợp với nhu cầu cá nhân. Tôi thiết kế máy nâng, giúp người ngồi trên xe lăn có thể lên xe dễ dàng. Ngày nay, bạn có thể thấy máy nâng kiểu này trong xe bus trường học và những phương tiện giao thông công cộng. Cũng giống như hồi làm chiếc scooter, bạn bè và người quen giới thiệu truyền miệng sản phẩm của tôi khắp nơi.

Chừng 100 hay 200 chiếc đầu đều được thực hiện tại Winamac. Nhiều người từ Massachusetts hay Texas lái xe đến quê tôi và sẽ ngủ tạm ở nhà nghỉ, chờ tôi thực hiện xong sản phẩm cho họ. Tôi bắt đầu thuê một nhân viên. Tháng sau, tôi thuê người thứ hai.

Tôi vẫn tiếp tục làm tại nhà máy, vì lúc này, tôi có vợ và ba đứa con nhỏ, cần phải có thu nhập ổn định. Tôi dùng chính số tiền mình kiếm được khi bán scooter và máy nâng để tái đầu tư vào doanh nghiệp của mình. Tôi rời nhà máy khoảng 3:30 chiều, miệt mài lắp ráp, sản xuất tại nhà, đến gần sáng, chợp mắt chút rồi lại đi làm ở nhà máy.

Tôi bỏ việc ở nhà máy vào năm 1973, sau khi làm khoảng 8, 9 năm, để tập trung vào doanh nghiệp của mình. Nhà xưởng đầu tiên tôi thuê là nơi dột nát. May thay, chúng tôi chỉ ở trong đó 9 tháng trước khi tôi mua một nhà xưởng khác, khang trang hơn. Chúng tôi trụ ở đó vài năm, đến khi hỏa hoạn lớn thiêu cháy nó hoàn toàn. Tôi cùng những công nhân anh em nỗ lực để mọi thứ nhanh chóng trở về quỹ đạo, cố gắng để không hủy bất kỳ đơn đặt hàng nào. 2/3 những nhân viên ngày ấy vẫn còn ở lại công ty cho đến ngày nay.

Những năm tiếp theo, tôi lang thang khắp nơi. Từ Michgan, Wisconsin, Kentucky và Florida. Tôi đến bệnh viện Hội cựu chiến binh, hội thảo Easter Seals, buổi đối thoại về bệnh teo cơ, bất cứ nơi nào tôi có thể tìm người cần sản phẩm. Tôi lái xe đi đây đó 500.000 dặm hằng năm.

Những cựu chiến binh trở về từ chiến tranh Việt Nam rất cần máy nâng của tôi. Chúng tôi bắt đầu sản xuất không chỉ máy nâng mà nguyên chiếc xe tải được cải tiến dành cho người tàn tật. Lúc bấy giờ, kỹ thuật lắp ráp scooter thịnh hành. Nhiều công ty nước ngoài có thể sản xuất đại trà với giá rẻ hơn. Nên tôi bỏ việc sản xuất scooter, tập trung vào máy nâng và xe cải tiến chuyên dụng.

Trụ sở chính của công ty vẫn ở Winamac. Tại đây, có 3 nhà xưởng lớn với hơn 700 công nhân.

Nhiều người tàn tật và gia đình của họ thấy sự tiện lợi khác biệt của máy nâng. Và đó là khi chúng tôi bắt đầu ký hợp đồng với những công ty, đại lý, tiệm bán hàng.

Ngày nay, chúng tôi có khoảng 200 tiệm bán sản phẩm, thu mua máy nâng và xe tải cải tiến, bán cho người tiêu dùng khắp Hoa Kỳ. Năm ngoái, doanh thu của chúng tôi đạt 200 triệu USD. Trụ sở chính của công ty vẫn ở Winamac. Tại đây, có 3 nhà xưởng lớn với hơn 700 công nhân. Bây giờ, chúng tôi bắt đầu xâm chiếm thị trường thế giới.

Khi thành lập doanh nghiệp và chọn con đường kinh doanh, tôi có đủ tự tin và ý chí. Tôi còn trẻ mà đã khuyết tật, thật là thảm họa. Nhưng tôi không bao giờ để điều đó chắn ngang đường phát triển của mình. Tôi cứ vững bước dặm dài và trong trường hợp của tôi là: mạnh mẽ lăn bánh xe trên đường xa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ralph Beaun “tàn nhưng không phế”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO