Trong nước

Bộ Tài chính chọn sự hài lòng của doanh nghiệp làm mục tiêu cải cách hành chính

Bạch Khởi 27/03/2024 - 15:23

Bộ Tài chính đã xác định công tác cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục hành chính là một trong những giải pháp trọng tâm hàng đầu, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là mục tiêu cải cách.

Việc xác định công tác cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục hành chính là một trong những giải pháp trọng tâm hàng đầu. Đặc biệt, Bộ Tài chính nêu cao vai trò đi đầu của ngành Thuế và Hải quan trong cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo đó, trong quý I/2024, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Hiện Bộ này đã xây dựng và ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 với những nhiệm vụ cụ thể và nhiều giải pháp quan trọng. Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024 của Bộ Tài chính tiếp tục bám sát 7 nội dung của công tác cải cách hành chính, đề ra 65 nhóm nhiệm vụ với 146 sản phẩm/hoạt động đầu ra cụ thể.

Bên cạnh đó, trong quý I/2024, Bộ đã triển khai thực hiện 96/146 nhiệm vụ theo Kế hoạch; trong đó, đã hoàn thành 17 nhiệm vụ, triển khai 63 nhiệm vụ thường xuyên có hiệu quả và đảm bảo tiến độ, đang tiếp tục thực hiện 16 nhiệm vụ theo kế hoạch.

cong-ty-tu-van-thu-tuc-hai-quan-mien-phi.jpg
Thuế và Hải quan có vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh

Cùng với công tác nêu cao vai trò của ngành Thuế và Hải quan trong cải thiện môi trường kinh doanh, Bộ Tài chính còn hướng tới chuyển đổi số để tạo nên nền tài chính thông minh.

Thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 100% cục thuế và chi cục thuế. Hiện đã có 99,36% số doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế.

Ở hóa đơn điện tử, cả nước đã có 99,36% số doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế. Về hóa đơn điện tử, tổng số lượng hóa đơn đã tiếp nhận và xử lý là khoảng 7,11 tỷ hóa đơn.

Đồng thời đã có 74 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng Thông tin điện tử cho nhà cung cấp nước ngoài; số lượng sàn thương mại điện tử gửi dữ liệu cung cấp thông tin đến cơ quan Thuế là 357 sàn, số lượng tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh trên các sàn là hơn 191 nghìn với tổng giá trị giao dịch là gần 59 nghìn tỷ đồng.

Trong lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính đã triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu, hướng tới xây dựng mô hình Hải quan thông minh.

Đối với triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Bộ Tài chính đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để triển khai các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia. Đến nay, có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với hơn 67 nghìn doanh nghiệp đã được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia...

Từ những kết quả trên, Bộ Tài chính xác định, kế hoạch chuyển đổi số hướng tới nền tài chính thông minh được thực hiện trên cơ sở “dữ liệu” là tài nguyên, “nền tảng” là chìa khóa quan trọng cho quá trình xây dựng, hình thành hệ sinh thái Tài chính số phong phú hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo huy động nguồn lực cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Đến nay, phần lớn hoạt động chỉ đạo, điều hành tại Bộ Tài chính đã được thực hiện trên môi trường số. Hầu hết mọi lĩnh vực trong ngành Tài chính về cơ bản đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh chuyển đổi số.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bộ Tài chính chọn sự hài lòng của doanh nghiệp làm mục tiêu cải cách hành chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO