Bay bổng với Nón 2016

GIA KHANH| 14/07/2016 06:15

Vở múa đương đại kết hợp âm nhạc dân tộc mang đậm bản sắc Việt với tên "Nón 2016" sẽ tái ngộ khán giả TP.HCM và lần đầu tiên ra mắt ở Hà Nội trong tháng 7 này.

Bay bổng với Nón 2016

Vở múa đương đại kết hợp âm nhạc dân tộc mang đậm bản sắc Việt với tên Nón 2016 sẽ tái ngộ khán giả TP.HCM và lần đầu tiên ra mắt ở Hà Nội trong tháng 7 này.

Đọc E-paper

Từng gây "sốt" khi ra mắt lần đầu ở TP.HCM năm ngoái với sự giúp đỡ của Viện Trao đổi văn hóa với Pháp (IDECAF), Nón 2016 tiếp tục được thực hiện với sự phối hợp của nhóm nghệ sĩ độc lập gồm biên đạo - diễn viên múa Vũ Ngọc Khải, nhạc sĩ Ngô Hồng Quang và nhà sản xuất Văn Quý Ngọc Ái.

Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang hiện đang theo học thạc sĩ chuyên ngành soạn nhạc tại Nhạc viện Hoàng gia La Hay ở Hà Lan (Deen Hag Royal Conservatory of Music), có khả năng chơi các nhạc cụ như đàn nhị, đàn bầu, trống, đàn Kny (nhạc cụ dây của dân tộc sống ở vùng bắc Tây Nguyên).

Còn Vũ Ngọc Khải là diễn viên múa đương đại của Nhà hát Staatstheater Braunschweig (Đức) và từ tháng 8/2016 sẽ làm việc tại Phoenix Dance Theater (Anh), từng được biết đến với vai trò biên đạo - đạo diễn diễn tập của các chương trình như Chuyện kể những chiếc giày, Mộc, Tích tắc, Sương sớm, Tơ...

Ngoài tính hấp dẫn của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ cơ thể và âm nhạc, Nón 2016 còn là sự hòa quyện giữa những nét văn hóa truyền thống (sự tích bánh chưng bánh dày, nón lá, áo dài, nhạc cụ dân tộc) và các vấn đề trong cuộc sống đương đại (nỗi cô đơn của con người khi công nghệ tiên tiến chi phối đời sống, hành trình tìm kiếm bản sắc cá nhân, gìn giữ văn hóa nguồn cội, hòa nhập với thế giới).

>>Nghệ sĩ múa Tạ Thùy Chi: Tựa vào tiếng đàn của bố

Tuy vẫn giữ nguyên cấu trúc cũ nhưng Nón 2016 mang đến nhiều thay đổi, sáng tạo đầy đột phá và mới mẻ khi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chuyển động cơ thể thú vị của múa đương đại và dòng chảy giai điệu đặc biệt được biểu diễn hoàn toàn mộc với chiêng dây, đàn tính, đàn môi ba lá, đàn môi một lá, đàn bầu và hát.

Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang sẽ khoản đãi khán giả của Nón 2016 một bài hát hoàn chỉnh. Ở đó, ca từ và giai điệu của Về đồi non cho phép trí tưởng tượng của khán giả được thỏa sức bay bổng, phiêu du đến khoảng không gian xa, rộng, tự do của núi rừng.

Mạnh dạn ứng dụng yếu tố mở của múa đương đại vào quá trình biểu diễn, lần này biên đạo múa Vũ Ngọc Khải còn táo bạo hơn khi chuyển đổi từ phương thức 70 - 30 (70% sắp đặt, 30% ngẫu hứng) sang phương thức 50 - 50 (sắp đặt chỉ còn 50%, yếu tố ngẫu hứng tăng lên 50%). Nhờ đó, với mỗi đêm diễn, nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo, làm mới tác phẩm và khán giả luôn khám phá được nét khác biệt để hiểu thêm về chuyện nghệ sĩ muốn kể, thông điệp họ muốn chia sẻ.

Trước hai đợt diễn chính thức, Nón 2016 còn tổ chức hai đợt workshop (lớp học nhỏ) cho những ai yêu nghệ thuật múa - âm nhạc vào các ngày 9 và 10/7 tại Hà Nội, 22 và 23/7 tại TP.HCM. Mỗi buổi workshop kéo dài 2 tiếng đồng hồ, do chính hai nghệ sĩ Vũ Ngọc Khải và Ngô Hồng Quang phụ trách. Đặc biệt, các học viên sẽ có 45 phút học chất liệu của vở Nón 2016 trên nền nhạc được chơi trực tiếp bằng nhiều loại nhạc cụ.

Đêm diễn ở Hà Nội bắt đầu lúc 20h ngày 21/7 tại L'Espace (24 Tràng Tiền), ở TP.HCM có hai suất diễn lúc 20H ngày 26 và 27/7 tại IDECAF (28 Lê Thánh Tôn, Q.1).

>>Những nàng thơ nhảy múa giữa đời thường

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bay bổng với Nón 2016
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO