Bánh mì, súp và lời cầu nguyện

ANH LĨNH| 23/05/2012 00:10

Thời xưa, các hoàng đế La Mã thống trị muôn dân bằng công thức “Pacem et circus”, tức “bánh mì và giải trí”. Sau này, các vị vương của đế chế Ottoman rộng lớn lại trị vì với công thức “bánh mì, súp và lời cầu nguyện”.

Bánh mì, súp và lời cầu nguyện

Thời xưa, các hoàng đế La Mã thống trị muôn dân bằng công thức “Pacem et circus”, tức “bánh mì và giải trí”. Sau này, các vị vương của đế chế Ottoman rộng lớn lại trị vì với công thức “bánh mì, súp và lời cầu nguyện”. Đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thời hiện đại, du khách cũng dễ dàng chọn cho mình công thức “bánh mì, giải trí và du lịch”.

Đọc E-paper

Miếng mì pita, chén súp, đĩa rau

Trong hành trình 8 ngày đi qua nhiều địa chỉ du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đâu chúng tôi cũng thấy vươn lên những giáo đường Hồi giáo (mosque) với đặc điểm nổi bật là mái vòm và những tháp cao có chóp nhọn.

Theo lời hướng dẫn viên Ammet, ngày xưa, các sultan (vua) luôn cho dựng nên quanh mỗi giáo đường ấy nào là trường học, bệnh viện, thư viện... và đặc biệt không bao giờ thiếu: nhà bếp nấu súp, nướng bánh làm thực phẩm phân phát cho người nghèo, trẻ mồ côi.

Vì nếu như mọi tín hữu Hồi giáo phải mỗi ngày năm lần rửa sạch mặt mũi, tay chân rồi quỳ gối hướng về thánh địa Mecca mà cầu nguyện với thượng đế (Allah), thì bố thí cũng là một trong những điều họ phải tuân thủ trong suốt cuộc đời. Và ai làm vua thì càng phải làm việc bố thí nhiều hơn.

Tại Istanbul, trên quảng trường lớn phía trước cổng vào Topkapi, trước đây là lâu đài tư dinh của nhiều vị sultan, còn nguyên vẹn một kiến trúc trang trí đẹp mắt mà trước đây là hệ thống vòi nước kiêm điểm phân phát bánh và súp cho người nghèo.

Trong những nhà hàng phục vụ ẩm thực Thổ ở thành phố du lịch số 1 đất nước này cũng như ở những thị trấn mà chúng tôi đến tham quan, hoặc ở ven những xa lộ rộng lớn đều được trang điểm với rất nhiều cây xanh và những luống hoa hồng đỏ thắm, miếng bánh mì, chén súp và đĩa rau thập cẩm không bao giờ lỗi hẹn.

Kế đến mới là món bò nướng viên, thịt gà nướng xiên hoặc nướng theo kiểu kebap cuộn quanh ống sắt tròn dựng trước lò lửa.

Bánh mì theo kiểu Thổ có tên là pita (hoặc pitta, tiếng Hy Lạp có nghĩa là cứng cáp, hàm ý đây là loại bánh ăn để được no bụng). Nó được làm bằng bột mì với rất ít men, cán mỏng rồi nướng với than đá hoặc than củi lấy từ những gốc cây ô-liu già nua, cằn cỗi sau 80 năm cho trái.

Lửa nóng làm lớp bánh phía ngoài phồng to lên, tạo ra một cái túi rỗng phía trong. Đó là “không gian” dành cho thịt, rau, khoai chiên, pho mát, gia vị... Loại pita phẳng nhẵn, không rộp mà cũng chẳng có túi bên trong thì dùng quấn các lát thịt nướng của món kebap.

Nhưng pita (hoặc pide, tiếng Thổ) chủ yếu để ăn với (và vét sạch) nước súp thơm nóng nấu với các loại rau, trái, củ hoặc hạt. Còn trong đĩa rau tươi sạch thường có xà lách, cà chua, cà rốt, một vài loại đậu, ăn rất mát, ngon sau khi đã nêm muối, tiêu, dầu ô-liu, dấm (làm bằng nho chín mọng hoặc trái lựu tím đỏ).

Vì thế, có thể nói rằng, những món ăn căn bản trong ẩm thực truyền thống Thổ không quá lạ miệng đối với đa số du khách Việt. Cho nên, nếu chuẩn bị bay sang Thổ Nhĩ Kỳ du lịch, bạn đừng bận tâm nhét vào hành lý của mình thật nhiều mì gói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bánh mì, súp và lời cầu nguyện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO