Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam 3 ngày, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế, Nghị viện Châu Âu khẳng định, sẽ lưu ý các đề nghị của Việt Nam, trong đó có việc xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ.
Đọc E-paper
* Ông đánh giá thế nào về những cải cách kinh tế của Việt Nam?
- Hai năm qua, Việt Nam đã có nhiều cải cách kinh tế. Những cải cách này đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như phát triển xã hội trong quá trình hội nhập. Việt Nam cũng đã sửa đổi Hiến pháp. Tôi nghĩ, tất cả những điều đó chính là nền tảng cơ bản để tạo ra một xã hội phát triển, hội nhập cao trong khu vực và thế giới.
Mọi sự phát triển trên thế giới cần tính đến bối cảnh lịch sử. Cũng có một số ý kiến quan ngại về tốc độ phát triển của Việt Nam chưa nhanh như mong đợi, nhưng tôi nghĩ, cần nhìn vào lịch sử để thấy rằng Việt Nam đã hết sức nỗ lực để xây dựng một xã hội ổn định và phát triển.
Việt Nam đã và đang cố gắng để trở thành đất nước có mức độ phát triển cao trong tương lai gần. Tuy nhiên, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn bởi còn nhiều vấn đề tồn đọng cần giải quyết để trở thành một xã hội phát triển.
* Những tồn đọng mà ông nhắc đến là lý do khiến Việt Nam chưa được EU công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ?
- Để được công nhận là nền kinh tế thị trường, các quốc gia phải đạt được 5 tiêu chí. Thứ nhất, tính minh bạch, phải đảm bảo cho các nhà đầu tư thấy được sự minh bạch trong môi trường đầu tư, kinh doanh. Thứ hai, tuân thủ luật đề ra.
Nhiệm vụ của Nghị viện Châu Âu là phê chuẩn và triển khai các hiệp định được ký kết, vì thế các thành viên đã theo dõi rất sát quá trình đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định. Đoàn Nghị sĩ từ Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu đã có chuyến thăm Việt Nam từ 6 đến 9/4, đồng thời đưa ra đánh giá: Việt Nam sẵn sàng ký kết hiệp định tự do thương mại đang đàm phán với EU. |
Thứ ba, đồng tiền ổn định. Thứ tư, đối xử công bằng giữa các khu vực doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ năm, không có các khoản chi phi chính thức. Từ việc chưa được công nhận có nền kinh tế thị trường, Việt Nam nên xem xét lại việc tuân thủ những tiêu chí trên để nỗ lực cải cách hơn.
* Như ông nói, sự mất bình đẳng giữa các khu vực doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến EU chưa thể công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường?
- Đối xử thực sự bình đẳng giữa các khu vực doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình, nhưng chắc chắn Việt Nam phải có những biện pháp mạnh hơn nữa để có được một chính sách bình đẳng với các nhà đầu tư.
Chỉ khi đó, các nhà đầu tư châu Âu vào Việt Nam mới tự tin là mình được đối xử bình đẳng. Tôi tin rằng, nếu đạt được 5 tiêu chí trên, Việt Nam sẽ sớm được công nhận có nền kinh tế thị trường.
Vấn đề được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến chính trị. Vì vậy, trên thực tế, không người nào dám phán xét việc một quốc gia đạt được mức độ nào trong 5 tiêu chí này.
Thủ tướng Việt Nam mới đây cũng đã đề nghị EU sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, đồng thời đề nghị hai bên nỗ lực đàm phán để FTA Việt Nam - EU được ký vào giữa năm nay. Như vậy, chỉ còn một vòng đàm phán cuối cùng vào tháng 6 tới và đó là vòng đàm phán quan trọng.
Tôi hy vọng FTA sớm được thông qua nhưng có 2 yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo cho sự thành công của hiệp định này, đó là sự minh bạch và thực hiện cam kết. Do đó, Việt Nam cần có một lộ trình rõ ràng, đảm bảo tuân thủ tất cả các quy định FTA đề ra.
* Cảm ơn ông!