Nội dung dưới đây được chia sẻ bởi Dom Price - trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Công việc tương lai của Atlassian. Atlassian là một công ty công nghệ đứng đầu thế giới trong việc phát triển những sản phẩm phục vụ cho việc quản lý dự án và phát triển phần mềm, có trụ sở chính tại Australia.
Các bài viết mà bạn từng đọc về nhà quản lý và người lãnh đạo đều quy chụp tất cả về vị trí quản lý, đồng thời lại đề cao vị trí lãnh đạo. Có thể đến một lúc nào đó, vị trí quản lý sẽ không còn cần thiết, nhưng bây giờ, cả hai vị trí này đều rất quan trọng, chỉ là chúng có tính chất khác nhau.
Bạn có thể nhận thấy rõ ràng điều này trong môi trường quân đội, nơi ý nghĩa của cụm từ “mục đích chỉ huy” được làm rõ hơn bao giờ hết.
Đó là một điều đơn giản đáng ngạc nhiên. Người chỉ huy (ví như một CEO) đưa ra định nghĩa về sự thành công là như thế nào. Khi mục tiêu cuối cùng được xác định rõ ràng, những người chỉ huy cấp dưới ở từng vùng cục bộ sẽ đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng dựa vào mục tiêu cuối cùng đó.
Link bài viết
Tính hiệu quả được thể hiện rất rõ, rất hiệu quả, và nó phản ánh nhu cầu của các công ty đang lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ngày nay. Giống như trong quân đội, các công ty đó có những người quản lý cấp trung, những người đó đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và hướng theo tầm nhìn chung của cả công ty.
Mô hình đó có phải là một điều tồi tệ? Không hẳn. Bạn hãy xem lý do tại sao ở dưới đây.
Người quản lý không phải là người lãnh đạo, nhưng người lãnh đạo có thể vẫn phải làm quản lý. Steven Covey - tác giả của tác phẩm 7 Habits of Highly Effective People (7 thói quen của người thành đạt), đã đưa ra sự khác nhau giữa những người quản lý và người lãnh đạo. Hãy tưởng tượng bạn là một thành viên trong nhóm phượt rừng rậm. Người lãnh đạo là người dẫn đường cho cả đoàn. Anh ấy phải trèo lên ngọn cây, dò xét những gì sắp xảy ra và thông tin đến toàn nhóm.
Người lãnh đạo là người giúp cả nhóm ứng phó với thay đổi. Anh ấy bỏ qua việc giải quyết những vấn đề nhỏ để có được cái nhìn toàn cục. Mà, làm sao anh ấy có được thời gian để có được khả năng đó? Câu trả lời là việc trao quyền cho những người trong nhóm để mỗi người tự đưa ra những quyết định, những giải quyết riêng - đó chính là sự thể hiện của cụm từ “mục đích chỉ huy”.
Trong khi đó, người quản lý là người đứng đằng sau cả nhóm, giúp mài sắc các công cụ, đảm bảo mọi công việc hay nhiệm vụ đều được vận hành và hoàn thành trơn tru, chính xác. Đồng thời, người quản lý chuyển tiếp thông tin đến người lãnh đạo, trao đổi với lãnh đạo về những thứ cần thiết để cả nhóm đạt tới mục tiêu đã đặt ra.
Làm thế nào để tở thành một người lãnh đạo (nếu bạn chưa sẵn sàng)
Mọi người đều chấp nhận rằng khả năng chia nhỏ các công việc cho mỗi người chính là chìa khóa để trở thành một nhà quản lý hiệu quả. Nhưng nếu bạn muốn làm một người lãnh đạo tốt, bạn cần phải biết phân chia quyền lực.
Trong khi mọi người thường hy vọng bạn đưa ra một số quyết định nhất định, việc cho phép người khác thay bạn tự đưa ra quyết định sẽ giúp họ vươn mình và luyện tập khả năng thích nghi với những tình huống mới. Nếu bạn cổ vũ cho ý tưởng của “mục đích chỉ huy”, bạn vừa có thể phân chia quyền lực mà vẫn ngủ ngon vào mỗi tối, điều cốt lõi là phải hiểu được nhân viên của bạn.
Và, khi bạn có chút thời gian để trèo xuống khỏi ngọn cây, thì hãy lao vào những công việc bị càu nhàu, và hãy tự tay làm chúng. Hãy mài sắc một số con dao. Bạn không thể giúp mọi người thay đổi nếu bạn không có một sự đồng cảm mạnh mẽ với những khó khăn trong công việc của mỗi người. Bên cạnh đó, sự thể hiện rằng bạn sẵn sàng hạ mình và làm những công việc bẩn thỉu sẽ giúp xây dựng lòng tin của mọi người với bạn.
Khi mọi người tin bạn, họ sẽ đem tất cả những gì họ có vào công việc. Lòng tin được tạo dựng trên một chu trình đạo đức. Hãy để chu trình đó bắt đầu từ bạn.
Dưới đây là 17 cách giúp các nhà quản lý gây dựng lòng tin với đội ngũ của mình theo gợi ý của Atlassian: