Khi “địa phương” cạnh tranh với “toàn cầu”

BÙI THỊ SONG HÀ| 10/10/2011 09:15

Gặp Joe Nguyễn tại Hội thảo “Mạng xã hội - Nền tảng mở” hồi tháng 8, nhiều người nghĩ ông là… người Nhật. Thật ra, cha và mẹ ông Joe đều là người Việt. Chín tuổi ông đến Mỹ, mười ba năm sau Joe sang Singapore định cư luôn. Joe Nguyễn là Phó chủ tịch khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Tập đoàn comScore hàng đầu về nghiên cứu thị trường công nghệ thông tin.

Khi “địa phương” cạnh tranh với “toàn cầu”

Gặp Joe Nguyễn tại Hội thảo “Mạng xã hội - Nền tảng mở” hồi tháng 8, nhiều người nghĩ ông là… người Nhật. Thật ra, cha và mẹ ông Joe đều là người Việt. Chín tuổi ông đến Mỹ, mười ba năm sau Joe sang Singapore định cư luôn. Joe Nguyễn là Phó chủ tịch khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Tập đoàn comScore hàng đầu về nghiên cứu thị trường công nghệ thông tin.

Xin chào Joe Nguyễn, ông thường xuyên về Việt Nam chứ?

Tại comScore, tôi phụ trách phát triển kinh doanh khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, bao gồm Việt Nam. Chúng tôi vừa tung ra các nghiên cứu cho thị trường Việt Nam, Philippines và Indonesia vào tháng 3/2010.

Vì nhân sự không nhiều nên tôi không có nhiều cơ hội đi công tác thường xuyên tất cả các nơi. Tuy vậy, năm nay tôi đã về Việt Nam hai lần, sắp tới sẽ về nhiều hơn nữa.

Mới đây comScore ký kết hợp tác với hai đại lý ở Việt Nam là IDM và Mekong Media. Họ khá mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật số nên chúng tôi đặt niềm tin vào họ.

Bán kết quả nghiên cứu cho thị trường mới như Việt Nam hẳn là khó, đúng không ông?

Điều thú vị là thị trường công nghệ Việt Nam đang phát triển rất nhanh, nhu cầu về thông tin dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh tăng mạnh. Nhưng, thách thức cũng lớn. Vì ngân sách dành cho quảng cáo trên internet mới chỉ khoảng 2% tổng ngân sách quảng cáo, nên ngân sách dành cho nghiên cứu thị trường cũng nhỏ.

Ông đánh giá thể nào về tiềm năng internet và công nghệ Việt Nam?

Tôi nghĩ Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển các trung tâm phần mềm. Lĩnh vực internet có tiềm năng phát triển cực lớn vì tỷ lệ các hộ gia đình có internet cũng như tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh smartphone khá thấp.

Thách thức nằm ở sự sẵn sàng sử dụng ngân sách marketing trên internet. Đặc biệt, truy cập internet vẫn còn được coi là “xa xỉ”, hơn là một tiện ích như ở châu Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á.

Tôi nghĩ thương mại điện tử sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Người ta ngày càng cảm thấy tiện lợi khi sử dụng internet. Ngân hàng trực tuyến sẽ mang đến sự thuận tiện, và giúp họ tin tưởng vào mua bán trực tuyến. Rồi thì mọi người sẽ thanh toán tiền vé chiếu phim, vé máy bay, tour du lịch...trên mạng. Việt Nam sẽ mất thời gian để tới điểm đó, nhưng nhất định sẽ tới.

Làm sao để công nghệ thông tin của Việt Nam phát triển nhanh hơn, thưa ông?

Các công ty, các thương hiệu nên xem internet là một kênh truyền thông chính thống, bên cạnh truyền hình, báo in, radio, ngoài trời. Hãy dùng internet để điều phối công việc, để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đặc biệt, nếu nhà nước mua bán trên mạng, thanh toán trên mạng nhiều hơn thì người dân sẽ cảm thấy thoải mái giao dịch trên đó hơn.

Theo ông, vị thế cạnh tranh giữa các mạng xã hội lớn ở Việt Nam sẽ thế nào? Hơn 800 triệu người dùng Facebook trên thế giới, nhưng tại Việt Nam chỉ 2,2 triệu người dùng, còn ZingMe tới 6,8 triệu người (theo Google Ad Planner).

Mạng xã hội toàn cầu như Facebook tăng trưởng khắp thế giới vì nền tảng (platform) họ xây dựng lớn và có khả năng nhân rộng, cho phép mọi người tương tác và kết nối dễ dàng. Tuy nhiên, nó lại không có nội dung địa phương.

Và đó chính là điều cần làm để tương thích với người dùng hơn nữa. Một mạng xã hội địa phương không thể cạnh tranh với Facebook về nền tảng và khả năng kết nối toàn cầu, nhưng lại có vị thế rất đáng kể để cung cấp nội dung mang tính địa phương (tin tức, giao dịch hoặc chỉ dẫn địa phương về ăn uống, mua sắm...).

Tại Việt Nam số người sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng, đặc biệt tập trung ở độ tuổi 17-35. Từ góc nhìn kinh doanh, một mạng xã hội địa phương có thể không nhiều người dùng như mạng toàn cầu, nhưng nó nên có khả năng “tạo ra tiền” tốt hơn. Điều này có thể làm được qua các quảng cáo hoặc quản lý cổng thanh toán hoặc bán game hoặc các ứng dụng.

Ví dụ như Zing đang hoàn thiện lại cổng thanh toán nhằm kết nối với các ngân hàng địa phương, nhằm thúc đẩy giao dịch thương mại điện tử.

Tại sao Google chưa lập chi nhánh ở Việt Nam, thưa ông? Còn Facebook chỉ tuyểnGiám đốc Phát triển, nhưng Yahoo lại có văn phòng với nhiều nhân viên?

Trên thế giới, sự cạnh tranh giữa các “ông lớn” công nghệ đang thúc đẩy sáng tạo xảy ra với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, công cuộc kinh doanh chính của Google là tìm kiếm (search, với Adsense và Adwords) không đòi hỏi nhiều nhân sự cho kinh doanh và dịch vụ.

Đa phần công việc này đã được tự động hóa. Google cũng có một số đại lý ở Việt Nam. Và khi họ bắt đầu có nhiều quảng cáo hiển thị như Yahoo hay Facebook, Google sẽ hiện diện nhiều hơn.

Hoặc khi thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam lớn mạnh hơn, vì Google có mảng kinh doanh Double Click nữa. Yahoo! lại là một kênh truyền thông, về mặt tin tức Yahoo nằm trong top 3 ở Việt Nam (comScore tháng 6/2011).

Mọi công ty truyền thông (truyền hình, báo in, radio, internet) đều có hai nguồn thu nhập chính: từ quảng cáo và đăng ký sử dụng. Thu nhập chính của Yahoo đến từ quảng cáo, trong khi doanh thu quảng cáo trên internet gắn kết chặt chẽ với số lượng người dùng và xem trang.

Vì vậy Yahoo đang tạo nên nội dung và dịch vụ giúp tăng cường chúng. Nên Yahoo! có nhiều nhân sự ở đây hơn, để bán hàng, phục vụ và sản xuất nội dung địa phương hóa cho người dùng Việt Nam.

Xin được tò mò một chút, bằng cách nào ông đi đến thành công như hiện tại?

Thật sự mà nói thì may mắn và số phận cũng đóng một vai trò nhất định. Bằng cách nào đó, bạn có mặt đúng nơi, đúng lúc, với thái độ và quan điểm đúng mực.

Tôi có khả năng thích ứng rất tốt. Tôi đến Hoa Kỳ lúc chín tuổi, phải học tiếng Anh và phải thích ứng với nền văn hóa mới. Tôi chuyển từ trường trung học công sang trường tư rồi đi tới đại học hàng đầu Princeton. Tôi học Kỹ sư cơ khí, nhưng lại làm trong lĩnh vực media (đầu tiên là làm với Discovery Channel và giờ là Internet).

Tôi bước vào công nghệ bằng việc làm cho một công ty khởi nghiệp Internet, tôi trở thành COO của một đại lý phát triển web nho nhỏ. Tôi điều hành mảng thương mại điện tử cho một nhóm khách sạn. Và giờ tôi quản lý kinh doanh vùng cho một công ty nghiên cứu thị trường.

Tôi cũng có thuận lợi là lúc nhỏ lớn lên gần gũi với công nghệ, vì mẹ tôi làm lập trình viên. Công nghệ, cách thức công nghệ hoạt động và mọi người dùng nó ra sao trở thành bản năng thứ hai của tôi. Điều quan trọng là khi bạn làm trong lĩnh vực bạn yêu thích, bạn sẽ có cơ hội thành công dễ dàng hơn!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khi “địa phương” cạnh tranh với “toàn cầu”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO