Ngựa chứng:Tiềm năng của ngựa chiến.

P.H.L| 09/06/2009 01:24

Bước vào công ty, thấy một hai nhân viên đang chú mục vào máy tính ra chiều đã đến văn phòng từ rất sớm và đang chăm chỉ làm việc, sếp mỉm cười hài lòng. Lâu sau, những người khác mới lục tục kéo đến, lại còn có “kẻ treo người trễ” với đủ thứ lý do, từ xe hư đến con ốm.

Ngựa chứng:Tiềm năng của ngựa chiến.

Bước vào công ty, thấy một hai nhân viên đang chú mục vào máy tính ra chiều đã đến văn phòng từ rất sớm và đang chăm chỉ làm việc, sếp mỉm cười hài lòng.Lâu sau, những người khác mới lục tục kéo đến, lại còn có “kẻ treo người trễ” với đủ thứ lý do, từ xe hư đến con ốm.

Và sếp đã phát cáu khi một nhân viên trẻ ăn mặc bảnh bao, vừa bước vào cơ quan vừa nhún nhảy với headphone dính chặt trên tai. Không chỉ trong các cuộc họp, sếp thường cố tình mang những nhân viên tận tụy ra làm gương, mà trong mặc định ngầm hiểu cá nhân, sếp cũng đã xếp loại những “nhân viên đáng kính” và những “kẻ vô dụng” trong tổ chức của mình.

Tuyệt đại đa số nhà lãnh đạo doanh nghiệp là mẫu sếp như trên. Họ luôn đề cao sự chăm chỉ, cần lao và luôn dè chừng, bất an với những tính cách “tài tử”. Trong những sai sót hay biến cố, các “tài tử” bao giờ cũng được “chia” nhiều phần lỗi hơn những “con ong”. Nhưng, nếu làm một cuộc đánh giá công bằng, nhà lãnh đạo sẽ thấy “tài tử” không “vô dụng” như đã tưởng:

- Sức ảnh hưởng với những người xung quanh. Rất dễ nhận ra điều này. Từ bộ quần áo mới đến những đề xuất mới trong công việc, họ không bao giờ muốn bị đóng khung trong những quy tắc cứng nhắc và nhàm chán.

Có sức hút và khả năng ảnh hưởng chính là tố chất của người lãnh đạo. Vì vậy mà những người xung quanh họ sẽ thấy “buồn buồn”, “thiếu thiếu” khi vắng họ trong tập thể của mình.

- Ngựa chứng - tiềm năng của ngựa chiến. Có biên độ quan sát rộng và trải nghiệm phong phú, những nhân viên trên sẽ không hoàn toàn “ngoan”. Họ có khả năng phân định, phản biện và bày tỏ chính kiến mạnh.

Tính cách ấy khiến những người quản lý theo kiểu “quân phiệt” thấy “gai mắt” vì “khó trị”, nhưng những “nhà cầm quân” khôn ngoan sẽ rất thích thú bởi họ biết rằng đây mới chính là những “ngựa chiến” của mình.

- Ít stress và không “chán sống”. Những người ít quảng giao thường dễ rơi vào bế tắc. Trong khi những người hướng ngoại dễ tìm thấy giải pháp khắc phục vấn đề, cả vấn đề cá nhân hay công việc. Do vậy, sẽ rất ít khi họ đổ lỗi kiểu như: “Anh họ tôi đang nằm viện nên tôi không thể làm việc tốt”.

- Sáng tạo hơn. Đây là kết quả chắc chắn và khác biệt rõ nhất giữa họ với những người nặng về chuyên cần. Thế giới quan rộng mở và nhẹ nhàng của họ cho họ nhiều cảm hứng, ý tưởng để không đi vào lối mòn. Họ sáng tạo không phải do sức ép của công việc hay mong muốn thể hiện mình để cố gắng chinh phục vị trí cao hơn.

- Khuynh hướng tương lai. Rõ ràng, nhiều nền kinh tế đã bước qua giai đoạn dụng sức lao động. Cho nên, các tổ chức đang ngày càng “chuộng” mẫu nhân viên này.

Tiêu chí “sáng tạo”, “sinh động”, “thông minh” đang chiếm lĩnh tuyệt đối trên các thông cáo tuyển dụng thay vì “chăm chỉ”, “cần mẫn”.

Mặt khác, các nhà lãnh đạo thức thời cũng đang tìm cách giải phóng những “đàn ong” chăm chỉ khỏi không gian máy lạnh và vi tính, “xua” họ ra thế giới rộng lớn nhiều hơn. Sau đó, mới có thể có những giọt mật tươi mới thay vì sự cũ kỹ.

Theo Wresource, Bnet, ProHR …

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngựa chứng:Tiềm năng của ngựa chiến.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO