Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ dưới 5%

TRẦN XUÂN GIÁ - nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư| 29/05/2012 04:23

Đến thời điểm này, kịch bản chính thức để giải cứu kinh tế 2012 và dài hạn hơn từ phía Chính phủ đã hoàn thiện.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ dưới 5%

Đến thời điểm này, kịch bản chính thức để giải cứu kinh tế 2012 và dài hạn hơn từ phía Chính phủ đã hoàn thiện. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến đầu năm 2012, rất nhiều chuyên gia kinh tế đã dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trên 5%. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, con số này khó có thế tiếp cận mức 5%, chỉ tăng trưởng khoảng 4,5%, thập chí còn có thể thấp hơn.

Đọc E-paper

Ảnh: Quý Hòa

Khó nhận định Việt Nam rất khó diễn ra suy thoái, khó phát triển âm, nhưng kinh tế giảm sâu là điều có thể. Quý I/2012, Việt Nam tăng trưởng 4% so với cùng kỳ. Đây là con số tăng trưởng thấp nhất trong thời gian qua nhưng để phấn đấu tăng trưởng hơn là điều không thể.

Đầu tư năm 2011 và quý I/2012 là giảm. Tuy con cố công bố là tăng so với năm trước nhưng nếu trừ trượt giá thì mức đầu tư như hiện nay là giảm. Trong thời kỳ mở cửa đến nay, đây là lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam giảm.

Trong khi đó, tín dụng 6 tháng đầu năm hoàn toàn không tăng. Tín dụng là kênh dẫn vốn vào nền kinh tế, không tăng tín dụng đồng nghĩa với không tăng kinh tế.

Nguyên nhân của vấn đề này thì nhiều: nợ xấu, lãi suất... nhưng nguyên nhân chính là các DN không có nhu cầu tín dụng. Điều này phản ảnh khó khăn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, sức mua của thị trường giảm, hàng tồn kho tăng trên 30%, quá cao so với nhiều năm trở lại đây.

Nhập siêu của Việt Nam giảm đột đột, trong 4 tháng đầu năm, mức nhập chỉ bằng 0,35% so với cùng kỳ. Việt Nam là nước gia công, chủ yếu nhập nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm.

Nay, không nhập tư liệu sản xuất nghĩa là Việt Nam đang không sản xuất. Ở chiều ngược lại, khả năng xuất khẩu cũng đang tăng quá chậm với 22%, nhưng cần lưu ý là phần lớn giá trị xuất khẩu thuộc các DN FDI. Khu vực DN trong nước, mức xuất khẩu chỉ tăng 4% so với cùng kỳ.

Nếu so sánh với hai giai đoạn khó khăn trước đây là năm 1998-1999 và 2008-2009, thì 2011-2012 là giai đoạn bất lợi về mặt chính sách. Hai giai đoạn trước, Chính phủ đưa ra chính sách kích cầu đầu tư rất tốt trong khi hiện nay vẫn chưa thấy chính sách kích cầu này.

Tương tự, đầu tư toàn xã hội ở hai thời điểm trước là tăng trong khi hiện nay, mức đầu tư xã hội lại giảm. Trước đây, Chính phủ siết chặt tín dụng nhưng không siết tài khóa, nay thì siết cả tài khóa.

Hiện nay, Chính phủ đang đổ sức nhiều vào chuyện chống lạm phát, nhưng với những biểu hiện của nền kinh tế như hiện nay, nhiệm vụ cần kíp hàng đầu là phải chống giảm sâu kinh tế.

Việt Nam không nên coi thường vấn đề này bởi nếu kinh tế giảm sâu ở mức thấp thì các cân đối vĩ mô sẽ bị phá vỡ, lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao và đời sống sẽ còn khó khăn. Lúc đó, năng lực cạnh tranh của DN cũng suy giảm.

Như vậy, chiến lược cho năm 2011 - 2020 phải là chặn đứng đà suy giảm sâu nhưng không được xa rời mục tiêu trước mắt là chống lạm phát. Bắt đầu từ cứu DN và cứu một cách cấp tập nếu không dư nợ sẽ tiếp tục gây hậu quả cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là DN “há miệng chờ sung” và gói cứu trợ 29.000 tỷ đồng là đủ. Trong tình hình này, từng DN cũng phải tổ chức lại, từ công tác điều hành DN, quản trị, sản xuất... để tự cứu mình là chính.

Trong quá trình này, Nhà nước sẽ đóng vai trò hỗ trợ DN để DN tiếp tục sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như giúp DN giảm chi phí.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ dưới 5%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO