Nghịch lý cá tra: Xuất khẩu tăng giá, nội địa giảm giá

28/07/2011 05:12

Kể từ đầu tháng 5 đến nay, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL liên tục sụt giảm, trong khi, giá cá thành phẩm xuất khẩu sang thị trường các nước vẫn giữ ở mức cao. Điều này đang đặt ra một câu hỏi, liệu có chuyện các doanh nghiệp bắt tay “đè” giá cá nguyên liệu trong nước?

Nghịch lý cá tra: Xuất khẩu tăng giá, nội địa giảm giá

Kể từ đầu tháng 5 đến nay, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL liên tục sụt giảm, trong khi, giá cá thành phẩm xuất khẩu sang thị trường các nước vẫn giữ ở mức cao. Điều này đang đặt ra một câu hỏi, liệu có chuyện các doanh nghiệp bắt tay “đè” giá cá nguyên liệu trong nước?

>ĐBSCL: Cá tra tiếp tục giảm mạnh
>
Bất ổn nguyên liệu cá tra
>
Công nghiệp cá tra: Đi xa, càng cần tay lái vững
>
Xuất khẩu cá tra: Tiền hung hậu có kiết?
>
Cần “nhạc trưởng” để cá tra Việt Nam phát triển
> Bán tháo cá tra

Thu hoạch cá tra ở An Giang

Tính từ thời điểm cá tra đạt mức cao kỷ lục 28.500-29.000 đồng/kg (hồi tháng năm vừa qua) đến nay, giá cá nguyên liệu đã giảm bình quân 4.000-6.000 đồng/kg (tùy loại). Thậm chí giảm 7.000 đồng/kg đối với cá quá lứa (trên 1kg/con), nhưng cũng không bán được. Trong khi giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh thì theo báo cáo mới đây của Hiệp hội chế biến và suất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),xuất khẩu vẫn tăng tưởng cả về khối lượng lẫn giá trị.

Xuất khẩu tăng cao

VASEP cho biết, trung bình giá xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường các nước EU trong 7 tháng đầu năm đạt 2,7 đô la Mỹ/kg. So với thời điểm giá cá nguyên liệu đạt mức kỷ lục 28.500-29.000 đồng/kg dù giá xuất khẩu có giảm chút đỉnh những vẫn còn khá cao.

Tính đến thời điểm này, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt trên 320.000 tấn, trị giá khoảng 829 triệu đô la Mỹ, tăng khoảng 5% về khối lượng và 27% về giá trị. Giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam tăng mạnh do đơn giá xuất khẩu thời gian qua tăng cao.

Đối với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Thủy Sỹ, dù giá cá nguyên liệu trong nước giảm mạnh nhưng giá xuất khẩu vẫn ổn định, tương đương thời điểm giá cá nguyên liệu trong nước đạt mức kỷ lục là 29.000 đồng/kg. Cụ thể, xuất khẩu sang Hàn Quốc có giá 4 đô la/kg, sang Nhật Bản có giá 4,05 đô la/kg, cao nhất là xuất sang Thũy Sỹ với giá 4,52 đô la/kg.

Riêng thị trường Mỹ, VASEP khẳng định, vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong số 131 quốc gia và vùng lãnh thổ có nhập khẩu cá tra của Việt Nam, với khối lượng gần 39.900 tấn, trị giá gần 135 triệu đô la Mỹ. So với cùng kỳ năm 2010, tăng 85,5% về khối lượng và 105% về giá trị.

Nhằm bảo đảm nguồn cung cho xuất khẩu, cũng như lợi nhuận cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, VASEP tiếp tục đưa ra giá sàn xuất khẩu cá tra (fille) áp dụng cho 6 tháng cuối năm nay là 3,3 đô la Mỹ/kg đối với cá tra thịt trắng và 2,3 đô la Mỹ/kg đối với cá tra có chất lượng thấp (thịt đỏ).

Doanh nghiệp bắt tay “đè” giá?

Mặc dù trong 6 tháng đầu khối lượng lẫn giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam vẫn ổn định ở mức cao. Đặc biệt, giá xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và Mỹ có giá cao nhất lên đến 4,52 đô la Mỹ/kg (giá tương đương lúc cá tra nguyên liệu lập đỉnh và đạt 29.000 đồng/kg). Thế nhưng, giá nội địa vẫn “lình xình” và ngày càng có chiều hướng giảm thấp.

Phó giám đốc một doanh nghiệp chuyên chế biến và xuất khẩu thủy sản tại khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang cho biết, giá cá tra nguyên liệu liên tục xuống thấp trong vài tháng gần đây là do mất cân đối cung cầu (cung vượt cầu). Đặc biệt, đối với cá quá lứa, thịt đỏ (khó xuất khẩu) hiện còn quá nhiều, lên đến 30.000 tấn. Đây cũng là nguyên nhân làm tình hình tiêu thụ cá ở ĐBSCL gặp khó khăn.

Tuy nhiên, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại cho biết, hiện tại khu vực ĐBSCL chỉ còn khoảng 5.000 tấn cá tra quá lứa chủ yếu tập trung ở Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang… Không có chuyện cá tra quá lứa tồn đọng tới 30.000 tấn như một số thông tin trên báo chí dẫn lời các doanh nghiệp chế biến cá tra.

Trao đổi với người viết về tình hình giá cá tra trong nước sụt giảm bất thường, trong khi giá xuất khẩu vẫn ổn định, bà con nuôi cá tra tại Đồng Tháp và Cần Thơ băn khoăn, liệu có chuyện các doanh nghiệp bắt tay “đè” giá cá nguyên liệu xuống hay không?

Ông Nguyễn Văn Hảo ở huyện Thốt Nốt, Cần Thơ đặt câu hỏi: “Tại sao VASEP đưa ra giá sàn mua cá nguyên liệu thịt trắng (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) với giá 26.000 đồng/kg, nhưng khi thực hiện thì các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chỉ mua 24.000 đồng/kg? Kêu bán nơi đâu, doanh nghiệp nào cũng quả quyết 24.000 đồng/kg”.

Trả lời báo chí trong cuộc họp sơ kết công tác chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL vừa được tổ chức tại Cần Thơ mới đây, ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cafatex (Hậu Giang) đặt nghi vấn: Giá cá tra đi xuống phải chăng có sự thao túng thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu?

Đứng trước nghi vấn này, ông Kịch yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhanh chóng điều tra tại sao giá cá tra lại sụt giảm nhanh như vậy, từ đó, đề ra biện pháp giúp người nông dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nghịch lý cá tra: Xuất khẩu tăng giá, nội địa giảm giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO