Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV: Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế

NGUYÊN BẢO| 25/10/2016 04:17

Tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XIV, Chính phủ đã trình bày nhiều vấn đề liên quan đến kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đề ra 10 nhiệm vụ có tính ưu tiên cao.

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV: Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế

Trong báo cáo tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XIV (diễn ra từ ngày 20/10 - 22/11/2016), Chính phủ đã trình bày nhiều vấn đề liên quan đến kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đề ra 10 nhiệm vụ có tính ưu tiên cao, cần được tập trung nguồn lực thực hiện. 

Đọc E-paper

Ưu tiên hàng đầu là cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân ở cả cấp trung ương lẫn địa phương. Đồng thời không xem nhẹ các nhiệm vụ khác như việc kiên quyết cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước một cách thực chất, bãi bỏ, nới lỏng các quy định đang cản trở tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, tiến tới hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy thị trường đất đai hoạt động hiệu quả...

Đáng chú ý, trong phần báo cáo liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), CPH được xem là nội dung quan trọng, bởi điều này góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán (khoảng 450/gần 700 doanh nghiệp niêm yết hiện nay được chuyển đổi từ DNNN).

Trong giai đoạn 2011 - 2015 và 9 tháng đầu năm 2016, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tích cực đẩy mạnh cộng tác CPH.

Theo đó, hệ thống DNNN đã và đang được sắp xếp, đổi mới, từ chỗ còn gần 1.500 doanh nghiệp vào năm 2010, đến hết năm 2015 chỉ còn 652 doanh nghiệp.

Kết quả tái cơ cấu DNNN cho thấy, giai đoạn 2011 - 2015, cả nước CPH đạt 93% (CPH được 478 và 80 doanh nghiệp được sắp xếp theo hình thức khác). Trong 9 tháng đầu năm 2016, cả nước đã CPH 48 DNNN và 3 đơn vị sự nghiệp công lập.

Với DNNN đã CPH trong giai đoạn 2011 - 2015, kết quả kinh doanh đều tăng so với năm trước CPH. Cụ thể, vốn điều lệ tăng 72%, tổng tài sản tăng 39%, vốn chủ sở hữu tăng 60%, lợi nhuận trước thuế tăng 49%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%... Điều này cho thấy tác động tích cực của CPH.

Báo cáo của Chính phủ cũng nêu một số tồn tại trong quá trình CPH DNNN, đó là tiến độ triển khai, chỉ đạo ở một số bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự quyết liệt, tỷ lệ vốn nhà nước sau CPH còn cao, việc thoái vốn, giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm.

Do đó, trong định hướng đẩy mạnh CPH DNNN giai đoạn sắp tới, Chính phủ đề cập việc tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các DNNN trong công tác thực hiện CPH doanh nghiệp đã được phê duyệt và xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng phải tập trung hoàn thành.

Song song đó, Chính phủ tái khẳng định sẽ xử lý nghiêm lãnh đạo các doanh nghiệp cố ý trì hoãn hoặc không thực hiện có hiệu quả công tác CPH DNNN.

>Tái cơ cấu ngân hàng 2016-2020: Những mục tiêu đầy thách thức

>7 quan điểm chiến lược trong tái cơ cấu đầu tư công

> Thủ tướng chỉ đạo tập trung hơn nữa thực hiện tái cơ cấu kinh tế

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV: Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO