Kinh doanh phải "lấy dân làm gốc"

HẢI VÂN ghi| 27/09/2014 06:59

LTS: Tại Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2014, ngày 20/9, Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam vào sự phát triển đất nước. Dưới đây là tóm lược những trao đổi của bà với giới doanh nhân.

Kinh doanh phải

LTS: Tại Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2014, ngày 20/9, Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam vào sự phát triển đất nước. Phó Chủ tịch nước chỉ đạo, Diễn đàn cần đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, trách nhiệm xã hội, tăng cường liên kết nâng cao sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam, hướng tới các chuẩn mực của ASEAN 6. Dưới đây là tóm lược những trao đổi của bà với giới doanh nhân.

Đọc E-paper

Bài học thực tiễn của gần 30 năm đổi mới với nhiều thành tựu to lớn cho thấy, muốn thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải có đội ngũ doanh nhân đủ mạnh, là lực lượng xung kích trong xây dựng và phát triển đất nước.

Vượt qua những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và những yếu kém phát sinh từ nội lực, trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân nước ta đã nỗ lực ổn định sản xuất - kinh doanh, đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, bảo đảm việc làm cho người lao động và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Nền kinh tế thế giới đang trong quá trình phục hồi sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, song vẫn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn. Những yếu kém của nền kinh tế trong nước chưa dễ khắc phục ngay.

> Sẽ có đề án về doanh nhân Việt Nam

> Doanh nhân - doanh nghiệp và sự liên kết xã hội

> Giới doanh nhân lên tiếng

> Hội thảo “Vai trò Doanh nhân trong Thời kỳ mới”

> Doanh nhân do bẩm sinh hay do đào tạo?

Mặt khác, xét trong tương quan so sánh, tiềm năng tài chính, công nghệ của các doanh nhân Việt Nam còn chưa mạnh, khả năng quản trị và tính chuyên nghiệp chưa cao, vẫn còn một khoảng cách khá xa về năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp nhiều nước.

Các doanh nghiệp một mặt phải đối mặt với các rào cản thương mại nhằm bảo hộ sản xuất nội địa tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu, mặt khác lại phải cạnh tranh gay gắt ngay chính tại thị trường trong nước.

Trong thời gian tới, nếu hoàn tất đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), hàng hóa Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với những yêu cầu kỹ thuật rất cao để có thể hưởng được những thuận lợi do TTP mang lại. Có thể nói, những khó khăn, thử thách với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân hơn lúc nào hết cần tranh thủ thời cơ, nắm bắt các quan hệ thị trường, cung - cầu, hợp tác, cạnh tranh để phát triển.

Muốn vận dụng đúng, sáng tạo các quy luật kinh tế trong kinh doanh, phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ quản lý, mức độ tinh thông nghề nghiệp để có thể ứng phó với mọi tình huống, vừa mở rộng quan hệ quốc tế, vừa giữ vững độc lập, tự chủ.

Không nên chỉ tính toán "lỗ - lãi" đơn thuần, mà còn tính đến các mối quan hệ, hợp tác, bình đẳng cùng phát triển. Không nên quan niệm "thắng - thua" mà kinh doanh để cùng phát triển.

Doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh phải góp phần phục vụ lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân; "lấy dân làm gốc" trong phát triển sản xuất - kinh doanh vì dân là bạn hàng, khách hàng, là thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải là cầu nối, liên kết để nhân dân ở mọi ngành nghề hợp tác, liên doanh phát triển sản xuất, kinh doanh.

Vẫn phải biết cách buôn bán thông minh, song doanh nghiệp, doanh nhân phải tần tảo, lao tâm khổ tứ để xây dựng chiến lược kinh doanh tốt, tái cấu trúc (sắp xếp) lại doanh nghiệp cho phù hợp, tránh cách kinh doanh "chụp giật", "sang tay" - cách buôn bán rất nguy hiểm.

Doanh nghiệp, doanh nhân cần phải có kinh nghiệm trong kinh doanh, như ông cha ta đã đúc kết: "Bán rẻ còn hơn đẻ lãi", "Mèo nhỏ bắt chuột con". Quan trọng nhất là phải giữ được chữ "tín" để đảm bảo làm ăn lâu dài.

Để có thể phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn trong thời gian tới, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần thực hiện tốt Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, hội nhập hiệu quả, tham gia tích cực vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh doanh phải "lấy dân làm gốc"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO