Giảm chi tiêu công để chặn lạm phát

25/02/2010 02:24

Đó là một giải pháp mà ông Cao Sỹ Kiêm - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - đề nghị. Ông cho rằng:

Giảm chi tiêu công để chặn lạm phát

Đó là một giải pháp mà ông Cao Sỹ Kiêm - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - đề nghị. Ông cho rằng:

Ông Cao Sỹ Kiêm - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Chắc là các cơ quan chức năng dự đoán theo quy luật hằng năm vào sau Tết Nguyên đán chỉ số giá sẽ xuống rất nhanh, vì thường thì vào thời điểm này tiền trong doanh nghiệp, trong dân, trong ngân hàng nhiều nhưng chưa sản xuất, tiêu dùng ngay, hoặc là sản xuất, tiêu dùng cũng chưa mạnh như những tháng cuối năm.

Có thể các cơ quan đã lường đón yếu tố đó để đưa ra việc tăng giá, nhưng đưa ra một lúc mà làm không tốt việc quản lý thị trường, quản lý giá cả cũng như minh bạch chính sách thì có thể dẫn đến những phản ứng không tốt.

Theo tôi, việc điều chỉnh tỉ giá, tăng giá xăng, tăng giá điện (nếu có) trong ba tháng liền như vậy là hơi dồn dập, nên chăng cần có sự phân công, phối hợp nhịp nhàng hơn.

* Theo ông, đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tăng giá năm 2010?

- Có bốn yếu tố đang gây áp lực lạm phát.

Thứ nhất, độ trượt của chính sách kích thích kinh tế, tăng trưởng tín dụng lên 37% của năm vừa qua sẽ rơi vào quý 1 và quý 2 năm nay.

Thứ hai, giá thế giới đang điều chỉnh, ví dụ như dầu, thép, nhựa, phân bón..., nghĩa là nguyên liệu sẽ tăng giá.

Thứ ba, những yếu tố như điều chỉnh tỉ giá, tăng giá xăng, tăng giá điện.

Thứ tư, những vấn đề đã có lâu nay như bội chi ngân sách, chỉ số ICOR cao...

Như vậy đòi hỏi trong điều hành kinh tế phải hết sức linh hoạt, liều lượng và sự phối hợp giữa các chính sách phải hợp lý để vừa phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời phải ngăn chặn lạm phát cao trở lại.

Ở đây có sự mâu thuẫn, muốn “kích” kinh tế lên thì phải “bơm” tiền ra, mà như vậy sẽ gây áp lực lạm phát.

* Để ngăn chặn lạm phát cao trở lại cần có những giải pháp nào?

- Có hai yếu tố quan trọng là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Về chính sách tiền tệ, chúng ta đã có những biện pháp xử lý mạnh như nâng dự trữ bắt buộc, phát hành trái phiếu, hạn chế cho vay... Trong lúc này, những yếu tố về tỉ giá, về lãi suất đang giăng mắc rất nhiều và chúng ta cũng “khai thác” những công cụ này nhiều rồi.

Vì vậy, theo tôi, nên chú trọng đến chính sách tài khóa. Có hai việc cần làm: thứ nhất là cải thiện chỉ số ICOR, thứ hai là chi tiêu công. Phải đồng thời giảm bội chi ngân sách và tiết kiệm trong chi tiêu của Chính phủ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giảm chi tiêu công để chặn lạm phát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO