![]() |
Tái cấu trúc kinh tế và chuyện nợ quốc gia trở thành những điểm nhấn trong phiên thảo luận của Quốc hội tuần qua. Các con số trở nên ấn tượng qua những phân tích cụ thể và thẳng thắn của các đại biểu.
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2010 được đại biểu Trần Du Lịch đánh giá là “cũng đẹp lắm, nhưng chưa an tâm”. Bởi vì, ba trụ cột chính của nền kinh tế là hạ tầng cơ sở, nền giáo dục và nguồn nhân lực đủ và nền tài chính đều rất yếu.
![]() |
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng |
Để giải quyết từ gốc, nhiều lần Quốc hội đã đề cập vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là giai đoạn hậu khủng hoảng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được Chính phủ giải quyết sớm theo yêu cầu của Quốc hội.
Điểm mới về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư là phạm vi điều chỉnh bao gồm cả dự án, công trình quan trọng quốc gia đầu tư tại Việt Nam và dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Điểm mới về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư là phạm vi điều chỉnh bao gồm cả dự án, công trình quan trọng quốc gia đầu tư tại Việt Nam và dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. |
Một vấn đề khác dư luận cũng quan tâm là mức nợ công đang trở thành mối lo ngại lớn. Lo lắng về nợ càng tăng lên khi đang có nhiều dự án lớn như đường sắt cao tốc, quy hoạch vùng thủ đô... đều cần tới hàng chục tỷ đến gần trăm tỷ USD. Theo Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, phương án vay và trả nợ đã được Chính phủ đề phòng.
Vay mới những năm gần đây hầu hết đều là ODA. Và mức giữ khoảng dưới 50%. Năm nay, Chính phủ sẽ tính toán để xây dựng “một chiến lược nợ mới". Theo đó, tỷ lệ cơ cấu dư nợ nếu trong giai đoạn nền kinh tế phát triển thấp thì giữ ở mức 50%, nhưng có thể vay cao hơn khi kinh tế phát triển.
Về giải pháp gỡ khó cho nền kinh tế và ổn định lâu dài, nhiều ý kiến thiên về chuyển hướng tập trung sang ổn định kinh tế vĩ mô. Trong nhiều giải pháp thì Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giải quyết một cách hiệu quả vấn đề vốn, đặc biệt là những chi phí để giúp doanh nghiệp có giá thành hạ, có chi phí thấp, có sức cạnh tranh cao.
Rút kinh nghiệm từ những vướng mắc trong quý I vừa qua, nên điều hành của Chính phủ phải hết sức linh hoạt và thích ứng ngay với những vấn đề mới xuất hiện để có thể xử lý một cách có hiệu quả tất cả những vấn đề xảy ra một cách chủ động. Muốn vậy, trước hết là phải minh bạch, công khai, nhất quán, đồng bộ trong việc triển khai tất cả những hoạt động quản lý, chỉ đạo của Chính phủ, của các bộ và các cấp chính quyền địa phương.