"Chưa thể trả lời về chất lượng giáo dục"

Nguồn VnExpress| 26/08/2009 08:44

Có 3 câu hỏi ngành giáo dục chưa trả lời được. Đó là chất lượng giáo dục, tình hình chấp hành luật pháp, quy định của các trường và hiệu quả sử dụng ngân sách"

"Có 3 câu hỏi ngành giáo dục chưa trả lời được. Đó là chất lượng giáo dục, tình hình chấp hành luật pháp, quy định của các trường và hiệu quả sử dụng ngân sách", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu thực trạng giáo dục đại học sáng 25/8.

"Có 3 câu hỏi ngành giáo dục chưa trả lời được. Đó là chất lượng giáo dục, tình hình chấp hành luật pháp, quy định của các trường và hiệu quả sử dụng ngân sách", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu thực trạng giáo dục đại học

Theo Phó thủ tướng, năm học vừa qua các trường tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo có chuẩn và theo nhu cầu xã hội; rà soát chương trình giáo dục, tăng cường bồi dưỡng giáo viên... Bên cạnh quyết định tăng học phí ĐH, CĐ, Chính phủ vẫn tiếp tục cho học sinh, sinh viên vay vốn đi học, với tổng số tiền lên tới 14.000 tỷ đồng.

"Giáo dục đại học năm qua đang phát triển về số lượng và có bước tiến về chất lượng. Tuy nhiên, xã hội còn rất băn khoăn vì 2 nội dung. Thứ nhất là chất lượng của giáo dục đại học, thứ hai là phát triển quy mô chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và nhu cầu học tập của người dân. Phải hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời phát triển quy mô", Phó thủ tướng nhận định.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho hay, chất lượng đội ngũ giảng viên phát triển còn chậm. Tuy nhiên, sinh viên cũng cần xác định học để có năng lực vào đời, phục vụ xã hội, có việc làm, nuôi được cha mẹ.

Thí sinh dự thi tuyển sinh đại học năm 2009. Ảnh: Hoàng Hà.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ, hiện có 3 câu hỏi ngành giáo dục chưa trả lời được trước Quốc hội và nhân dân. Thứ nhất là chất lượng giáo dục. Hiện chưa có hệ thống giám sát, từng trường cũng chưa thường xuyên báo cáo chất lượng giáo dục. "Hội nghị này được thông báo từ lâu nhưng cuối cũng chỉ 54% số trường gửi báo cáo, 46% số trường không gửi báo cáo", Bộ trưởng nêu dẫn chứng.

Câu hỏi khó thứ hai của ngành giáo dục là tình hình chấp hành luật pháp, quy định, quy chế quản lý đào tạo của các trường. Thứ ba, là hiệu quả của việc sử dụng ngân sách.

"Tôi xin nêu 3 câu hỏi này để thấy rằng không thể duy trì phương pháp quản lý tập trung mà phải phân cấp cho địa phương và từng nhà trường phải chịu trách nhiệm. Trong 3 năm tới phải có chuyển biến đột phá về nội dung và phương thức quản lý giáo dục", người đứng đầu Bộ GD&ĐT cho biết thêm trước khi lắng nghe ý kiến đóng góp của lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng.

Sau 22 năm, hệ thống giáo dục đại học đã thay đổi lớn về quy mô. Năm 1987, cả nước có 101 trường, đến năm 2009 con số này là 376 trường, tăng 3,7 lần. Tổng số sinh viên tăng từ 130.000 lên 1,7 triệu em (gấp 13 lần), trong khi đó, số giảng viên chỉ tăng 3 lần (từ hơn 20.000 lên 61.000 em). Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên tăng từ 6,6 lên 28 sinh viên trên một giảng viên.

Hiện, cả nước có hơn 1,7 triệu sinh viên đang theo học tại 376 trường ĐH, CĐ. Trong số hơn 61.000 giảng viên có 320 giáo sư, gần 2.000 phó giáo sư, hơn 6.200 tiến sĩ và gần 23.000 thạc sĩ...

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT thừa nhận, hệ thống giáo dục đại học phát triển nhanh nhưng phương pháp và cơ chế quản lý chưa theo kịp; chất lượng đào tạo còn hạn chế, tổ chức và quản lý giảng dạy chưa đúng quy định; các hiện tượng gian lận, tiêu cực chưa bị phát hiện kịp thời, xử lý không dứt điểm; năng lực quản lý của Ban giám hiệu một số trường còn yếu, bộc lộ nhiều hạn chế...

Để giải quyết hạn chế nêu trên, Bộ GD&ĐT chủ trương, năm nay các trường sẽ thực hiện công khai nội dung về cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế; tỷ lệ sinh viên có việc làm và học lên trình độ cao hơn sau một năm ra trường; điều kiện bảo đảm chất lượng như cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và công khai thu chi tài chính theo đúng quy chế...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
"Chưa thể trả lời về chất lượng giáo dục"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO