Biểu dương ý chí quật cường của dân tộc

Tổng hợp từ TTO/Web Chính Phủ/Dân Việt| 22/11/2010 09:22

Nhiều năm rồi, cứ đến giữa tháng 11 ông Nguyễn Văn Huy (85 tuổi, nghỉ hưu ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) lại bồn chồn, lom khom đi ra đi vào. Lòng ông bâng khuâng nhớ những chuyện xưa, nhớ những ngày ông còn là một cậu bé ở thị xã Sa Đéc.

Biểu dương ý chí quật cường của dân tộc

Nhiều năm rồi, cứ đến giữa tháng 11 ông Nguyễn Văn Huy (85 tuổi, nghỉ hưu ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) lại bồn chồn, lom khom đi ra đi vào. Lòng ông bâng khuâng nhớ những chuyện xưa, nhớ những ngày ông còn là một cậu bé ở thị xã Sa Đéc.

Ông Nguyễn Thanh Trà ở xã Bà Điểm, Hóc Môn, đã dùng mõ Nam Lân đánh cổ vũ bà con xông lên chiếm lấy bót Ngã Năm (xã Tân Thới Nhất) trong ngày Nam kỳ khởi nghĩa - Ảnh tư liệu (Quân Nam chụp lại)
Nhà bà Năm Dẹm (Lê Thị Lợi) - nơi Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ tháng 7-1940 bàn về cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23/11/1940 (xã Tân Hương, Châu Thành, Tiền Giang) - Ảnh tư liệu (Quân Nam chụp lại)

Câu chuyện ấy gắn liền với một dấu mốc bi tráng của lịch sử: những ngày Nam kỳ khởi nghĩa. Cha và hai em trai của ông Huy đều là liệt sĩ, mẹ là mẹ Việt Nam anh hùng, bản thân tham gia cách mạng từ tuổi thiếu niên. Nhưng câu chuyện của ông không phải là về gia đình mình. “Tôi kể cô nghe về một người bạn của cha tôi” - ông Huy chậm rãi...

Người trí thức yêu nước

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa nam kỳ

Chấp hành lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ, Đảng bộ và nhân dân Hóc Môn đã anh dũng tiến hành cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940) tấn công vào Dinh quận Hóc Môn. Cuộc khởi nghĩa tuy chưa đạt yêu cầu như mong muốn nhưng đã để lại những ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở quận Hóc Môn (1940) có sự lãnh đạo toàn diện, triệt để của Đảng bộ Hóc Môn; thể hiện được ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường và lòng dũng cảm của các chiến sĩ cộng sản.

Đảng bộ Hóc Môn đã có kế hoạch khởi nghĩa và sự chỉ đạo chuẩn bị về tổ chức rất chặt chẽ. Trước cuộc khởi nghĩa, Ủy ban khởi nghĩa quận Hóc Môn được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Phạm Văn Sáng – Bí thư Quận ủy, Đảng bộ Hóc Môn đã huy động được một lực lượng lớn quần chúng tham gia khởi nghĩa cùng với lực lượng nghĩa quân của 04 tổng chia thành 04 mũi tấn công vào Dinh Quận Hóc Môn. Trong chiến đấu, những chiến sĩ cộng sản đã thể hiện được ý chí tiến công liên tục, lòng dũng cảm quên mình, không quản ngại sự nguy hiểm, hy sinh. Qua cuộc khởi nghĩa Nam kỳ tại quận Hóc Môn đã để lại những tấm gương hy sinh oanh liệt, sáng ngời; thể hiện được khí tiết trung kiên, tinh thần đấu tranh cách mạng cao cả của những người chiến si cộng sản quê hương 18 Thôn Vườn Trầu – Hóc Môn – Bà Điểm: đồng chí Phạm Văn Sáng, người Bí thư Quận ủy năm 1940 lãnh đạo chung và trực tiếp chỉ đạo một cánh quân cùng xung phong chiến đấu với nghĩa quân; đồng chí Đỗ Văn Dậy – Quận ủy viên, tuổi đời vừa tròn 20 đã dũng cảm quên mình đi đầu trong chiến đấu và hy sinh anh dũng; đồng chí Đặng Công Bỉnh, người chỉ huy cánh quân mũi nhọn Tổng Long Tuy Hạ đã giữ trọn khí tiết của người cộng sản, anh dũng đấu tranh đến giờ phút sau cùng làm chi kẻ thù thán phục và nễ sợ: “Thật xứng đáng là ông vua Bỉnh, ông nguyên soái cộng sản:, nữ đồng chí Nguyễn Thị Thử trước họng súng kẻ thù đã thể hiện khí tiết quật cường qua câu nói bất hủ: “Thử này chết đi còn trăm ngàn Thử khác tiếp tục chống Tây, cứu nước, đòi độc lập, tự do…”

Qua khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) Đảng bộ Hóc Môn một lần nữa đã chứng tỏ Đảng bộ của quê hương có truyền thống lâu đời, có ý nghĩa kiên trung trước sau như một, là cái nôi của cách mạng, của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vì vậy dù cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) bị thất bại; tổ chức Đảng và những chiến sĩ cộng sản của Quận Hóc Môn bị địch tàn sát nặng nề nhưng vẫn không dập tắc được ngọn lửa kiên cường bất khuất của Đảng bộ Hóc Môn. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ các chiến si cộng sản lại âm thầm móc nối, gây dựng lại cơ sở trong lòng nhân dân. Qua cuộc khởi nghĩa, Đảng viên và quần chúng cách mạng được thử thách, tôi luyện và trưởng thành. Từ những kinh nghiệm quý báu của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) Đảng bộ Hóc Môn tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh anh dũng và góp phần xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của cuộc cách mạng tháng Tám (1945) và ngày toàn thắng 30/4/1975 lịch sử.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Quận Hóc Môn (1940) đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu quật khởi nghĩa của nhân dân 18 Thôn Vườn Trầu Hóc Môn – Bà Điểm.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) có ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với toàn bộ Nam bộ nói chung, đặc biệt đối với Đảng bộ và nhân dân nói riêng.

Đảng bộ và nhân dân Hóc Môn vô cùng tự hào về những truyền thống vẽ vang của quê hương với những trang sử hào hùng, oanh liệt qua cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Quê hương Hóc Môn – Bà Điểm rất vinh dự được Xứ ủy Nam Kỳ chọn nơi họp hội nghị và phát lệnh Nam Kỳ khởi nghĩa (1940). Từ đó, Hóc Môn được xem là chiếc nôi, là quê hương Nam Kỳ khởi nghĩa. Nối tiếp truyền thống 300 năm xây dựng và phát triển; truyền thống quê hương 18 Thôn Vườn Trầu Hóc Môn – Bà Điểm, nơi nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng ta được nhân dân đùm bọc, che chở an toàn trong thời kỳ 1936 – 1939, nơi giặc Pháp đã xây dựng 03 trường bắn giết hại nhiều đồng bào, đồng chí yêu nước… Truyền thống quê hương Nam Kỳ khởi nghĩa là mốc son chói lọi, mãi mãi là niềm tự hào sâu sắc là bài học cách mạng vô giá để giáo dục cho các thế hệ thanh thiếu niên Hóc Môn hôm nay và mai sau học tập noi theo. Truyền thống quê hương Nam Kỳ Khởi Nghĩa là chất liệu đặc biệt, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để Đảng bộ và nhân dân Hóc Môn vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương Hóc Môn theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, xứng đáng là Huyện Anh hùng của thành phố mang tên Bác.

Ngày bé, cậu bé Huy thấy cha mình có một người bạn quý: bác sĩ Phạm Văn Ngởi. Ông Nguyễn Kim Tha, cha của Huy, kính trọng bác sĩ Ngởi lắm. Những buổi tối tiệm tạp hóa của gia đình vắng người, bác sĩ Ngởi thường đến chơi, chuyện trò đến khuya. Những ngày lễ tết, ông Tha đưa vợ con đến chúc tết nhà bác sĩ Ngởi trước nhất trong số bạn bè, chòm xóm.

Qua những câu chuyện, Huy được biết bác sĩ Ngởi là một trong những người Việt đầu tiên theo học và tốt nghiệp bác sĩ ở Pháp và làm việc tại Pháp. Bác sĩ Ngởi được vận động tham gia quân đội Pháp và được tặng thưởng Đệ nhất Bắc đẩu bội tinh do thành tích cứu chữa cho nhiều sĩ quan cao cấp.

Hoàn toàn có thừa điều kiện để ở lại Paris, được mời chính thức làm công dân Pháp nhưng bác sĩ Ngởi kiên quyết quay trở lại Việt Nam. Ông đã trả lời với các quan chức ở Bộ Thuộc địa: “Các ông có thể thừa nhận tôi, nhưng tôi mãi mãi vẫn là người Việt Nam”. Ông trở về Sa Đéc mở phòng mạch trị bệnh cho dân nghèo.

Một sự kiện khác nữa in sâu trong tâm trí ông Huy là một ngày viên toàn quyền Đông Dương Catroux rình rang đến Sa Đéc tìm bác sĩ Ngởi. Thì ra, khi còn là đại tá ở Pháp, ông ta từng được vị bác sĩ trẻ người Việt cứu sống trên chiến trường. Catroux đã nhận bác sĩ Ngởi làm con nuôi để mời ở lại Pháp nhưng bác sĩ từ chối và giờ đây ông đi tìm ân nhân của mình tại VN.

Tháng 11/1940, khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra trên hầu hết các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ. Sa Đéc không phải là điểm nóng của cuộc nổi dậy vì hầu hết các đảng viên đều đã bị bắt trước đó, nhưng các chi bộ còn lại cũng đã cố gắng liên kết với phong trào khởi nghĩa ở Mỹ Tho, Tân An, Chợ Mới (Long Xuyên) để tham gia.

Các đảng viên treo cờ, rải truyền đơn, quần chúng kéo nhau đi cảnh cáo tề làng, địa chủ, phá cống do địa chủ độc quyền quản lý ở cánh đồng làng Mỹ Quý, cho nước chảy ra sông để nông dân làm mùa, đánh bắt cá...

Thị xã Sa Đéc không còn yên tĩnh sau ngày 23/11/1940. Bắt đầu những cuộc lùng bắt, đàn áp, tra tấn, xét hỏi... Sau vài ngày, sau vài tuần, vài tháng, những người bị bắt vô cớ được thả về. Họ lê lết, đau đớn vì những vết thương tra khảo. Đến hôm nay ông Huy vẫn còn nhớ rõ những người đàn ông với lòng bàn tay, chân bị đục thủng, dây kẽm gai xỏ ngang lở loét, rỉ máu.

Những người đàn bà đau đớn, khiếp hãi vì bị tra tấn man rợ: bỏ cả ổ kiến vàng vào ống quần. Không khai thác được tin tức, không có chứng cứ, họ bị vứt ra ngoài cửa bót, những ánh mắt của cò cảnh sát đe dọa những người qua lại muốn giúp đỡ. Khi ấy, có một cánh cửa đã mở rộng để đón họ: phòng mạch của bác sĩ Phạm Văn Ngởi.

Ông mở cửa đón những người tù vừa được thả như những bệnh nhân quý, đưa vào chăm sóc, chữa trị. Phòng mạch không đủ chỗ, ông đưa về nhà. Nhà cũng không đủ chỗ, ông cầu viện bè bạn. Thêm cánh cửa nhà ông Nguyễn Kim Tha mở ra. Cậu bé Huy khi đó trở thành một nhân viên y tế, luôn tay đun nước lau rửa vết thương, luôn chân chạy qua lại giữa hai nhà để tiếp tế thuốc viên, thuốc nước, bông băng...

Hai bà mẹ của hai gia đình cũng túi bụi với cơm cháo săn sóc người bệnh. Khi các vết thương tạm ổn, bác sĩ Ngởi lại xuất tiền để mọi người có lộ phí về quê.

Làm cách mạng trong tâm

Cái danh con nuôi của toàn quyền Đông Dương giúp bác sĩ Ngởi yên ổn được một thời gian. Vài tháng sau, toàn bộ nhà cửa, tài sản của gia đình ông Nguyễn Kim Tha bị ra lệnh “tịch bôi” vì “chứa chấp quân phiến loạn”, cả nhà phải bỏ xứ về quê ngoại ở Cái Lân, huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho. Phòng mạch của bác sĩ Ngởi cũng bị niêm phong, ông phải tránh lên Sài Gòn, mấy năm sau mới quay lại Sa Đéc.

“Sau sự kiện ấy, cha tôi chính thức đi theo con đường cách mạng”, ông Huy kể. Và con đường ấy đã dẫn ông Tha đến cuộc hội ngộ lần thứ hai với người bạn của mình. Năm 1947, ông Tha đang công tác trong ban kinh tài của tỉnh Đồng Tháp thì nhận được tin bác sĩ Ngởi và con trai bị du kích chặn bắt trên đường lái xe từ Sài Gòn về Sa Đéc.

Ông vội lên Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam bộ trình bày. Các lãnh đạo ủy ban lúc đó như ông Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần, Kha Vạn Cân đều đã có nghe bác sĩ Phạm Văn Ngởi là người yêu nước, có cảm tình cách mạng nên rất tha thiết mời bác sĩ ở lại với kháng chiến.

Suy nghĩ hồi lâu, ông trầm ngâm nói: “Tôi ở lại đây không có lợi bằng ở ngoài”. Tôn trọng sự lựa chọn của ông, lãnh đạo khu ký giấy cho ông về nhà. Ông Tha vận động anh em tổ chức một đêm liên hoan văn nghệ tiễn bạn về thành. Lúc chia tay, bác sĩ Ngởi mặc bộ bà ba đen, khoác chiếc khăn rằn, ôm ông bạn già rồi bước xuống xuồng, nghẹn ngào không nói nên lời. Ông về thành, nhưng đã động viên người con trai lớn ở lại chiến khu.

Lần theo câu chuyện của ông Huy, chúng tôi tìm gặp được dì Bảy Hiền (tức Nguyễn Thị Hiền, cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa, hiện về hưu ở Châu Thành, Tiền Giang). Mới nghe nhắc tên bác sĩ Ngởi, dì nói ngay: “Ổng nổi tiếng là bác sĩ làm phước ở Sa Đéc đó.

Bệnh nhân nghèo không bao giờ lấy tiền, khi có hoạn nạn thì đứng ra tổ chức lạc quyên, phát chẩn. Tôi hoạt động bí mật ở Sa Đéc thời kháng chiến chín năm, có thời gian vào làm cho nhà ông. Người liên lạc từ khu về lúc nào cũng được ông che chở, tiếp tế thuốc men, dụng cụ y tế. Sau này khi đã già yếu, ông bà lên Sài Gòn và mất ở đó”. Ông Tư Sơn ở Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh khi được hỏi cũng nhắc: “Ở Đồng Tháp khi xưa ai cũng nghe tiếng bác sĩ Ngởi vừa giỏi nghề vừa rộng tâm”.

Đã 70 năm rồi kể từ những ngày bác sĩ Ngởi không quản nguy hiểm mà mở rộng lòng mình trong biển máu sau Nam kỳ khởi nghĩa, ông Huy vẫn còn day dứt: “Không kể được câu chuyện về ông, tôi thấy không an lòng”. Xem ra người mở lòng cho gió cuốn đi, nhưng gió vẫn luôn để lại những mùi hương, hơi ấm...

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Nam Kỳ Khởi nghĩa

Hôm 19/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Nam Kỳ Khởi nghĩa (23/11/1940 – 23/11/2010), với điểm nhấn là triển lãm ảnh Nam Kỳ Khởi nghĩa và cuộc đua xe đạp truyền thống Nam Kỳ Khởi Nghĩa lần thứ 13 hướng về ngày kỷ niệm Nam Kỳ Khởi nghĩa - một cột mốc lịch sử rất quan trọng của quân dân Nam Bộ cách đây 70 năm.

Sáng 19/11, Giải đua xe đạp truyền thống Nam Kỳ Khởi nghĩa lần thứ 13 chính thức được khởi tranh với lộ trình đường đua dài 547 km từ TP. Hồ Chí Minh qua các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 4 chặng và kết thúc vào ngày 21/11 tại di tích Ngã Ba Giồng tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) – là trung tâm nổ ra cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ lịch sử cách đây vừa tròn 70 năm. Tổng giải thưởng cuộc đua là 120 triệu đồng. Cùng ngày, tại Nhà văn hóa Thanh niên TP. Hồ Chí Minh diễn ra triển lãm ảnh gần 100 bức ảnh và hiện vật ghi lại cuộc đấu tranh của quân dân Sài Gòn – Gia Định trong Khởi nghĩa Nam Kỳ.

Trong dịp này, từ ngày 21 – 22/11, Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội trại truyền thống “70 năm – Hào khí Nam Kỳ” dành cho 500 đoàn viên, thanh niên đến từ các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Long An và TP. Hồ Chí Minh nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về ý nghĩa lịch sử, vai trò của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngoài ra, nhiều chương trình kỷ niệm với các chủ đề “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”; Văn nghệ giao lưu “Chào đất Vườn Trầu - Tự hào giai điệu quê hương tôi”; Chương trình giao lưu, tặng quà cho các nhân chứng lịch sử cũng lần lượt diễn ra từ nay tới ngày 23/11 nhân kỷ niệm 70 năm ngày Nam Kỳ Khởi nghĩa.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa

Sáng 22/11 tại khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM long trọng diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2010).

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở T.Ư, TP.HCM cùng 4.000 quần chúng tham dự lễ kỷ niệm.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra đêm 22 rạng sáng 23/11/1940 tại 18 thôn Vườn Trầu (Hóc Môn) và nhanh chóng lan rộng ra khắp Nam Kỳ đã góp phần đưa dân tộc ta làm cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8/1945. Ngày 14/4/1948 Bác Hồ thay mặt Chính phủ ký sắc lệnh thưởng "Đội quân khởi nghĩa Nam Kỳ" Huân chương Quân công hạng Nhất.

Trong dịp này, TP.HCM còn tổ chức nhiều hoạt động 70 năm Nam Kỳ khởi nghĩa, như triển lãm "70 năm - hào khí Nam Kỳ" tại Nhà văn hóa Thanh niên; tọa đàm, giao lưu với các cán bộ lão thành cách mạng… Đây cũng là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM tôn vinh; thể hiện sự trọng nghĩa thủy chung, tưởng nhớ những anh hùng chiến sĩ và đồng bào đã anh dũng hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Biểu dương ý chí quật cường của dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO