Vẽ lại bản đồ sản xuất thế giới

HÀ CÚC| 04/12/2012 00:49

Những lực lượng lao động mới đang tái định hình thế giới theo những cách chưa từng có trong hai cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.

Vẽ lại bản đồ sản xuất thế giới

Những lực lượng lao động mới đang tái định hình thế giới theo những cách chưa từng có trong hai cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.

Robot Restaurant tại Kabukicho, Nhật Bản

Đây chính là thời điểm mà vô vàn các ứng dụng công nghệ đang nở rộ: phần mềm thông minh hơn, vật liệu độc đáo hơn, robot tinh vi hơn... Ngày nay, một sản phẩm có thể được thiết kế trên máy tính và "in chụp" qua một máy in 3D, để có thể "in" ra từ dụng cụ trợ thính và nhiều bộ phận tinh vi của chiếc máy bay phản lực...

Ngành công nghiệp sản xuất được số hóa hứa hẹn sẽ biến đổi toàn bộ phương thức sản xuất hàng hóa và ngay cả cơ cấu ngành nghề.
Công ty MakerBots đã tung ra thị trường các dòng máy in 3D chỉ có giá 2.200 USD.

Tất nhiên mới chỉ là bước khởi đầu nhưng tương lai nhiều người có thể "sản xuất ra những gì mình thích" cũng không phải quá viễn tưởng. Trong khi đó, hãng chế tạo khổng lồ GE của Mỹ đã công bố mua lại Công ty Morris Technologies.

Đây là công ty sử dụng máy in công nghiệp 3D (có giá  500.000 USD trở lên) để in các vật thể cho các kỹ sư. Như vậy, trong thời gian tới, Morris sẽ "in" các bộ phận kim loại cho máy bay phản lực một động cơ mới của GE.

Tuy nhiên, in ấn 3D chỉ là một trong nhiều công nghệ sản xuất và xu hướng đang thay đổi cách làm việc trong tương lai. Các quy tắc cũ của sản xuất, chẳng hạn như "tìm kiếm các nền kinh tế quy mô” và "phải giảm chi phí lao động" đang được gạt sang một bên.

Máy in 3D có thể in tất cả các hạng mục khác nhau. Robot thì làm việc năng suất và linh hoạt hơn trong khi đang có giá ngày càng rẻ hơn.
Sẽ có thêm 1,8 tỷ người tiêu dùng sẽ tham gia vào thị trường toàn cầu trong 15 năm tới.

Nhưng báo cáo "Sản xuất tương lai" của Viện Toàn cầu McKinsey có lý do chính đáng để lạc quan. Nhu cầu sẽ tăng trưởng không chỉ đối với các hàng hóa cơ bản (thường được sản xuất ở các nước đang phát triển), mà còn cho hàng hóa đắt tiền, tiện ích, sáng tạo và sản phẩm công nghệ cao được chế tạo tại các nước tiên tiến.

Các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng thị phần sản lượng toàn cầu. Năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia sản xuất lớn thứ hai, sau Mỹ. Trong cùng thời gian, Brazil nhảy vọt từ vị trí 12 lên vị trí thứ 6, và Ấn Độ từ 14 đến lên 10, trong khi Anh giảm 4 bậc, xuống vị trí thứ 9.

Khi các nước giàu hơn, sản xuất có xu hướng chiếm một phần nhỏ hơn trong GDP. Trong 15 nền kinh tế sản xuất lớn nhất, thị phần sản xuất trong GDP khoảng từ 33% ở Trung Quốc, 10% ở Anh (xem biểu đồ). Vị trí tương đối của các nước giàu có thể giảm, nhưng sản lượng sản xuất tuyệt đối của họ đang tăng lên khá nhanh.

Thuật ngữ "sản xuất" được McKinsey chia thành năm loại. Lớn nhất, chiếm 34% của 10,5 ngàn tỷ USD tổng giá trị sản xuất trên toàn thế giới trong năm 2010, được gọi là "sáng tạo toàn cầu cho thị trường địa phương", bao gồm các ngành công nghiệp như máy móc, hóa chất và sản xuất ô tô.

Thứ hai, chiếm 28%, là "khu vực chế biến", bao gồm các ngành công nghiệp như kim loại chế tạo, thực phẩm và xuất bản. Năng lượng và tài nguyên chuyên sâu hàng hoá, chẳng hạn như giấy, gỗ, xăng dầu, chiếm 22%; "công nghệ toàn cầu sáng tạo" (chip, máy tính và các sản phẩm y tế) là 9%; và ngành "thâm dụng lao động" (dệt may, quần áo và đồ chơi) chiếm 7%.

McKinsey thấy sự thiếu hụt lao động có kỹ năng, đặc biệt tại các nền kinh tế có dân số lão hóa. Đó là lý do tại sao các công ty Mỹ như Dow và DuPont tiếp tục kêu gọi đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Tuy nhiên, các nước giàu vẫn đang dẫn đầu trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Trong năm 2010, các nước này thặng dư 726 tỷ USD trong các mặt hàng như ô tô, hóa chất, thuốc, máy móc, nhưng nó đã có thâm hụt thương mại 342 tỷ USD trong các ngành thâm dụng lao động.

Trong tương lai, McKinsey dự đoán sẽ có thêm nhiều việc làm cho robot. Kể từ năm 1990, chi phí của tự động hóa đã giảm 40 - 50% liên quan đến lao động tại các nước giàu. Sự gia tăng máy móc sẽ tiếp tục ở các nước giàu, và xu hướng này sẽ mở rộng cả ở các nền kinh tế đang phát triển.

Tiền lương trong các thị trường mới nổi đang tăng vọt. Một nhà sản xuất Trung Quốc mới đây thuê 1 triệu robot. Tuy nhiên, robot cần con người để thiết lập chương trình và vận hành. Vì thế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba chỉ diễn ra ở những nước đã chuẩn bị sẵn lao động có kỹ năng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vẽ lại bản đồ sản xuất thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO