Trung Quốc rơi "mặt nạ" tại Shangri-la

LAM HỒNG| 03/06/2014 04:40

Chiếc mặt nạ "trỗi dậy hòa bình" của TQ đã rơi xuống, để lộ bộ mặt một TQ tham vọng bá quyền ở khu vực.

Trung Quốc rơi

Diễn đàn An ninh khu vực Shangri-la (diễn ra từ 30/5 – 1/6 tại Singapore) lần thứ 13 năm nay có khoảng 400 chuyên gia và quan chức quốc phòng từ 27 nước tham dự. Người phát biểu chính của hội nghị lần này là Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Đọc E-paper

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel

Vai trò Nhật Bản

Giới quan sát quan tâm vai trò của Nhật Bản sau khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố về chính sách "phòng vệ tập thể”, mang lại quyền chủ động tấn công của quân đội Nhật Bản trong và ngoài nước. Sự thay đổi trong chính sách quốc phòng này của Nhật Bản được coi như phản đòn trước sự đe dọa của TQ trong tranh chấp hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như sự đe dọa của TQ tại Biển Đông.

Ông Shinzo Abe khẳng định tại Diễn đàn rằng Tokyo sẽ mang lại "sự ủng hộ mạnh mẽ nhất" cho các quốc gia Đông Nam Á, để bảo vệ hải phận và không phận trước đe dọa từ TQ. Ông cam kết: "Nhật Bản sẽ mang lại mọi trợ giúp có thể để hỗ trợ các quốc gia ASEAN, để bảo vệ tuyệt đối tự do hàng hải cũng như tự do hàng không".

Theo giới quan sát, mặc dù một số thành viên ASEAN tỏ ra do dự và không muốn làm Bắc Kinh tức giận, nhưng trước sự cứng rắn của Nhật, các nước khác nhiều khả năng sẽ hoan nghênh vai trò lớn hơn của Nhật Bản trong an ninh khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tại Đối thoại Shangri-la, cho rằng, không giống như châu Âu, châu Á không có cơ chế đa phương cảnh báo bùng nổ xung đột khu vực.

Các tranh chấp về tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ và bối cảnh tăng trưởng kinh tế bất ổn như hiện nay đặt an ninh châu Á trước một thách thức mới, đặc biệt với các sự cố mới đây tại Biển Đông. Chính vì vậy, châu Á cần phải xây dựng được một cơ chế có sức kháng cự lớn, nhằm tạo được các đồng thuận và niềm tin chính trị. Cơ chế này bao gồm các quy tắc đa phương, các hợp tác cụ thể và hoạt động phối hợp giữa giới quân sự các nước.

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của Tokyo về "tái phối trí kế hoạch phòng vệ tập thể theo chiều hướng năng động kiến tạo hòa bình và trật tự khu vực". Bộ trưởng Chuck Hagel cho biết là Mỹ và đồng minh Nhật Bản đã "bắt đầu xem xét lại các đường lối chỉ đạo chung" lần đầu tiên từ hai thập niên, nhằm bảo đảm cho liên minh Mỹ - Nhật phát triển phù hợp với tình hình an ninh khu vực và nâng cao khả năng ứng phó của quân đội Nhật.

Bất chấp phản ứng của TQ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng chỉ trích đích danh TQ gây bất ổn Biển Đông và gọi đây là hành động đe dọa quá trình phát triển của khu vực về dài hạn. Theo ông Hagel, chính những hành động kiểu này đã khiến "châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng" và thông điệp của Mỹ đối với TQ là "Mỹ sẽ không ngoảnh mặt khi những nguyên tắc cơ bản của trật tự thế giới bị đe dọa. Chúng tôi kiên quyết phản đối việc dọa dẫm, gây sức ép hay đe dọa sử dụng vũ lực".

Trung Quốc rơi "mặt nạ"

Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế John Chipman chỉ tướng Vương Quán Trung hướng về phía bục phát biểu tại Đối thoại Shangri-la hôm 1/6
Trong khi đó, phái đoàn TQ tham dự diễn đàn để "trình bày đầy đủ quan niệm của TQ về an ninh tại châu Á". Dù quan niệm này được diễn giải như thế nào thì chiếc mặt nạ "trỗi dậy hòa bình" của TQ đã rơi xuống, để lộ bộ mặt một TQ tham vọng bá quyền ở khu vực.

Sau khi bắn tên lửa gần vùng biển Đài Loan năm 1995 và phải chùn bước trước việc Mỹ gửi hạm đội tới bảo vệ Đài Loan, giới lãnh đạo TQ đã chuyển chiến thuật thu phục các nước láng giềng thông qua viện trợ, đầu tư và ngoại giao văn hóa. Xu hướng này khiến chuyên gia Wendy Dobson thuộc Đại học Toronto, trong một bài bình luận về vai trò của Bắc Kinh trên thế giới, cho rằng TQ đã đầu tư quá nhiều để có thể phá vỡ trật tự hiện hành.

Nhưng giới lãnh đạo mới của TQ với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa dường như muốn thay đổi trật tự hiện có để phục vụ cho những tham vọng bá quyền lớn, bất chấp mọi hậu quả về mặt ngoại giao và kinh tế.

Trong bối cảnh hàng loạt quốc gia láng giềng lo ngại về chủ nghĩa bành trướng của TQ, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tuyên bố rằng "trong máu TQ, không có DNA xâm lược hoặc quyền bá chủ”. Tuy nhiên, thực tế căng thẳng tại Biển Đông và hành vi xâm lược lãnh hải của Việt Nam chứng minh tuyên bố này hoàn toàn nhằm che đậy một học thuyết bành trướng kiểu mới mà giới lãnh đạo Bắc Kinh đang âm mưu thực hiện.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, ngân sách mua sắm vũ khí ở Đông Nam Á tăng 3,6% trong năm 2013, tăng nhanh hơn so với hầu hết các khu vực khác trên thế giới. Nhưng TQ còn bạo tay hơn khi chi tiêu quốc phòng tăng hơn 12% cùng thời điểm.

Theo BusinessWeek, mặc dù hành động gây hấn của TQ có thể dẫn nước láng giềng xích lại gần Mỹ, nhưng giới diều hâu trong nội bộ lãnh đạo Bắc Kinh tin rằng sẽ đủ sức mạnh để khống chế châu Á, trong bối cảnh vai trò của Mỹ đang suy yếu. Với bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và phần còn lại của châu Á ngày càng phụ thuộc vào thương mại và đầu tư với TQ, Bắc Kinh tin rằng các đối thủ trong khu vực không đủ khả năng đối chọi với TQ về lâu dài.

>"Đường 9 đoạn": Trung Quốc lẩn tránh, thế giới nghi ngờ
>Mỹ ủng hộ Nhật trong cuộc tranh chấp tại biển Hoa Đông
>Trung Quốc lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông
>
Bắc Kinh sẽ là “nạn nhân lớn nhất” trong căng thẳng Biển Đông
>Tướng Trung Quốc: Mỹ gây ra tình hình hiện nay trên Biển Đông
>
Bất chấp bị phản đối, Trung Quốc tiếp tục tìm dầu ở Biển Đông
>Thông điệp mạnh mẽ của TT Mỹ liên quan tới căng thẳng ở Biển Đông

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc rơi "mặt nạ" tại Shangri-la
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO