Tranh chấp ở biển Đông: Hai cách ứng xử

24/09/2012 05:23

Người Nhật biểu tình “lịch sự” phản đối Trung Quốc âm mưu xâm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khi Bắc Kinh thuê ngư dân tới vùng biển tranh chấp để biểu dương lực lượng…

Tranh chấp ở biển Đông: Hai cách ứng xử

Người Nhật biểu tình “lịch sự” phản đối Trung Quốc âm mưu xâm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khi báo chí nước này cũng tố cáo Bắc Kinh thuê ngư dân tới vùng biển tranh chấp để biểu dương lực lượng… là những diễn biến mới nhất trong căng thẳng tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo - Bắc Kinh.

Biểu tình “lịch sự”

Người biểu tình Nhật mang theo các biểu ngữ "Không khoan nhượng với những kẻ khủng bố Bắc Kinh"
Hôm 22/9, hàng trăm người Nhật Bản đã diễu hành qua các đường phố ở thủ đô Tokyo để phản đối chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai nước xung quanh tranh chấp chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Khác với không khí biểu tình bạo lực chống Nhật ở Trung Quốc, những người biểu tình thuộc nhóm hoạt động chính trị cánh hữu Ganbare Nippon (Nhật Bản tiến lên) đã biểu tình ôn hoà hơn. Họ mang theo những biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Senkaku và cho rằng Nhật Bản phải quyết đoán hơn trong chính sách ngoại giao khi Trung Quốc đòi quyền lợi ở đảo Senkaku/Điếu Ngư như “Đừng nhượng bộ những kẻ khủng bố Bắc Kinh”, “Hãy đánh chìm tàu Trung Quốc trong vùng biển của chúng ta”…

“Hãy cho người Trung Quốc thấy chúng ta lịch sự hơn họ bằng các cuộc biểu tình có trật tự, đầy nhiệt tình và bản lĩnh” - thủ lĩnh nhóm Ganbare Nippon Satoru Mizushima nói.

Tuy nhiên, ông Satoru Mizushima cũng cho rằng dù muốn chính phủ Nhật mạnh mẽ hơn, họ vẫn cho rằng cần bình tĩnh vì không nên đổ thêm dầu vào lửa khi người dân láng giềng vẫn còn tức giận.

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda - người vừa được bầu lại làm thủ lĩnh Đảng Dân chủ tái khẳng định: “Chúng tôi không thay đổi tuyên bố chủ quyền. Chính phủ sẽ không thay đổi chính sách giữ gìn các hòn đảo dưới quyền sở hữu nhà nước”.

Trung Quốc dùng tiền động viên ngư dân ra đảo tranh chấp?

Sau khi có thông tin từ Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc đã huy động 1.000 tàu cá kéo ra Điếu Ngư, gần 1 tuần lễ nay, hãng tin này không cập nhật thêm tin tức về đoàn tàu nói trên. Phía Nhật Bản cũng chưa có báo cáo phát hiện bóng dáng của đoàn tàu đánh cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà chỉ thấy tàu đánh cá Trung Quốc "tác nghiệp" tại khu vực cách quần đảo tranh chấp khoảng 130km.

Tuy nhiên, Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết họ vẫn cảnh giác về các tàu Trung Quốc đang tập trung về gần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong khi đó, báo chí Nhật Bản tố cáo Trung Quốc dùng ngư dân như đạo quân “tiên phong” xâm lược biển đảo các quốc gia láng giềng như Việt Nam và Nhật Bản…

Nhật báo Yomiuri ngày 21/9 còn tố cáo một số thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc tại cảng Thạch Phố tỉnh Chiết Giang đã xác nhận nhà cầm quyền Trung Quốc cho hay sẽ tài trợ đặc biệt 10.000 nhân dân tệ (tương đương 16.000USD) cho tàu nào tới vùng đảo tranh chấp đánh cá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tranh chấp ở biển Đông: Hai cách ứng xử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO