Trái phiếu Trung Quốc ám ảnh nhà đầu tư ngoại

23/07/2011 09:57

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc từng huy động hàng chục tỷ đôla từ thị trường quốc tế đang rơi vào vòng luẩn quẩn, đẩy giới đầu tư nước ngoài vào thế vô cùng rủi ro.

Trái phiếu Trung Quốc ám ảnh nhà đầu tư ngoại

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc từng huy động hàng chục tỷ đôla từ thị trường quốc tế đang rơi vào vòng luẩn quẩn, đẩy giới đầu tư nước ngoài vào thế vô cùng rủi ro.

Các chủ nợ nước ngoài đã tay trắng sau khi hãng sản xuất thép FerroChina sụp đổ năm 2008. Ảnh: marketwatch.com.

Gần đây, ngày càng nhiều những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đến từ ngân hàng tư nhân tại châu Á, Mỹ và các nhà quản lý quỹ châu Âu đi săn tìm lợi nhuận ở các thị trường mới nổi. Theo các chuyên gia về nợ khó đòi, những nhà đầu tư này đã không thể đánh giá được các nguy cơ và có thể thua lỗ nặng khi trái phiếu đến hạn trong vài năm tới.

“Ngay cả khi những người nắm giữ trái phiếu lấy lại được tiền trong 5 năm tới, họ cũng không thu về được khoản tiền tương xứng. Họ đã chuốc lấy rủi ro về vốn”, Tom Jones, Trưởng chi nhánh của hãng tư vấn Alvarez & Marsal tại châu Á nói.

Kể từ đầu năm ngoái đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đã phát hành hơn 33 tỷ USD trái phiếu ở nước ngoài, gấp 5 lần lượng phát hành của cả một thập kỷ trước. Trung Quốc kiểm soát rất gắt gao nhằm ngăn doanh nghiệp tư nhân trong nước vay vốn trực tiếp nước ngoài. Chỉ những công ty nhà nước lớn mạnh nhất mới có thể được phép huy động.

Nhưng để lách luật, đa số doanh nghiệp nước này đã phát hành trái phiếu thông qua các công ty mẹ ở hải ngoại hoặc tổ chức tài chính chuyên biệt. Sau đó, họ lại gửi tiền về nước dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hình thức này giống với vốn hơn là nợ.

Phương pháp trên chứa đựng một vài rủi ro đối với những người nắm giữ trái phiếu. Ban đầu, các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu từ một tổ chức trung gian. Đến lượt mình, tổ chức này lại sở hữu một phần vốn trong công ty điều hành ở Trung Quốc. Do đó, họ không hề giám sát trực tiếp tài sản cơ bản.

Vì trái phiếu nước ngoài không được tính là nợ trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Trung Quốc, những người nắm giữ trái phiếu ở nước ngoài sẽ không thể thu hồi được là bao nếu doanh nghiệp phá sản.

Những vụ phá sản của các tập đoàn Trung Quốc từ Guangdong International Trust và Investment Corp (Gitic) năm 1999 đến Asia Aluminium năm 2009 cho thấy những nhà đầu tư cho các công ty nước ngoài vay tiền gần như chỉ biết khoanh tay đứng nhìn khi có chuyện không hay.

Sau sự sụp đổ của hãng sản xuất thép FerroChina năm 2008, các chủ nợ trong nước đã thoát hiểm với một phần tiền, còn các chủ nợ nước ngoài thì trắng tay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trái phiếu Trung Quốc ám ảnh nhà đầu tư ngoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO