Thế giới bắt đầu đề cao vai trò của y học cổ truyền

MINH CHIẾM tổng hợp/DNSGCT| 10/11/2012 05:38

Kinh nghiệm của nhà khoa học Jean-Pierre Georges Foucault là một trường hợp đáng để cho các nhà nghiên cứu lưu tâm.

Thế giới bắt đầu đề cao vai trò của y học cổ truyền

Kinh nghiệm của nhà khoa học Jean-Pierre Georges Foucault là một trường hợp đáng để cho các nhà nghiên cứu lưu tâm. Ông vốn chỉ chú trọng đến những gì phù hợp với khoa học hiện đại và có chứng cứ cụ thể, nhưng trong một lần tháp tùng người bạn bị chứng đau nhức dữ dội đến chữa trị tại cơ sở y học cổ truyền, lập trường của ông đã bị lung lay tận gốc rễ.

Đọc E-paper

Chỉ với hai bàn tay, ông thầy đã làm cho người bạn Foucault gần như không còn đau nhức nữa! Từ đó, Foucault rất biết ơn những người đã đem đến cho ông những nhận thức mới về y học cổ truyền như một sự bổ sung cần thiết cho y học hiện đại phương Tây. Theo các chuyên gia của UNESCO, y học cổ truyền đã tồn tại trong nhiều thế kỷ và vượt qua những thử thách của thời gian.

Thách thức hiện tại là làm thế nào bắc một cầu nối giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Điều này đang được thực hiện một cách hiệu quả tại Singapore, nơi đông đảo công chúng dễ dàng chấp nhận một số kỹ thuật của y học cổ truyền, trong đó tiêu biểu là khoa châm cứu. Tại một số bệnh viện ởđảo quốc này, châm cứu được sử dụng phổ biến và tại Trường Đại học Công nghệ Nanyang, các sinh viên có thể chọn theo học khoa châm cứu.

Trong đời sống hằng ngày, các cửa hàng ở Singapore bày bán thuốc dưới dạng dược thảo và nhiều chất liệu khác thuộc y học cổ truyền theo những quy định cụ thể của cơ quan quản lý y tế. Tại châu Phi, theo tiến sĩ Monique Wasunna, Phó Giám đốc nghiên cứu của Viện khảo cứu y học Kenya, nhiều nước đang tìm cho mình những giải pháp thích hợp, trong đó quan trọng nhất là điều trị 17 căn bệnh nhiệt đới đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định nhưng không được cộng đồng y tế thế giới quan tâm đúng mức như sốt rét, giun sán, chân voi…

Người bệnh tại các nước nghèo không có khả năng tự chữa trị và thường giao phó sinh mạng cho các thầy thuốc cổ truyền. Một cuộc nghiên cứu do Liên Hiệp Quốc tiến hành cho thấy có đến hơn 1/3 cư dân thế giới không hề biết đến y học hiện đại, phân nửa trong số này sống trong những vùng nghèo khổ nhất ở châu Phi. Hiện chính quyền Kenya và Zambia đã phát hành các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền, đồng thời tiếp tục học hỏi kinh nghiệm chữa trị của người bản địa.

Theo UNESCO, những bước kế tiếp đang được thế giới thực hiện thông qua một dự thảo báo cáo trình bày tại hội nghị Paris dự liệu việc xây dựng một cầu nối giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, đảm bảo nguyên tắc “người bệnh ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng phải được thông báo về những phương pháp điều trị đang áp dụng, và họ cần được tiếp cận những kỹ thuật điều trị hiệu quả nhất”. Bản báo cáo cũng chứa đựng các chương trình hành động trong đó trách nhiệm của các chính phủ là phải “tập trung vào quyền được chăm sóc tốt của mỗi người”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thế giới bắt đầu đề cao vai trò của y học cổ truyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO