Tạm biệt Doha, xin chào Bali!

THỤY KHA| 19/09/2012 09:43

Các cuộc đàm phán thương mại Doha đã chết và nhanh chóng được thay thế bằng một vòng đàm phán mới mang tên “Vòng đàm phán phục hồi toàn cầu”.

Tạm biệt Doha, xin chào Bali!

Các cuộc đàm phán thương mại Doha đã chết và nhanh chóng được thay thế bằng một vòng đàm phán mới mang tên “Vòng đàm phán phục hồi toàn cầu”.

Đọc E-paper

Doha thất bại vì có quá nhiều rào cản

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế lần đầu tiên xuất hiện trong năm 2008, thương mại và tăng trưởng kinh tế thế giới cùng sụp đổ. Năm 2009, cả hai yếu tố này phục hồi trước khi một lần nữa trượt dài trong hai năm gần đây.

Một lần nữa, nỗ lực cắt giảm các rào cản thương mại lại được nhắc tới như động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, vòng đàm phán thương mại Doha coi như “đã chết” nên cần được thay thế bằng một vòng đàm phán khác.

Đàm phán Doha có những mục tiêu rất tích cực khi đặt nông dân của các nước nghèo vào diện ưu tiên trong cơ hội tiếp cận thị trường các nước giàu. Nhưng nó đặt ra tham vọng quá lớn, đòi hỏi giải quyết các vấn đề không chỉ liên quan đến sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ, mà còn liên quan đến thương mại (chống độc quyền, sở hữu trí tuệ và các quy định đầu tư nước ngoài).

Theo Viện Peterson, lợi ích tiềm năng của tự do thương mại mà Doha mang lại là khoảng 280 tỷ USD mỗi năm. Vì thế, sự thất bại của nó là một thảm kịch.

Tác nhân dẫn đến thất bại này là những nhóm vận động hành lang mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn như bông của Mỹ, công nghiệp đường và nông dân, ngư dân Nhật Bản. Trong khi đó, số lượng các nước tham gia vòng đàm phán này quá nhiều.

Cuộc đàm phán thương mại thế giới đầu tiên diễn ra vào năm 1947 có 23 quốc gia đã tham gia. Khi vòng đàm phán Doha bắt đầu thì con số này là 155 và để đạt được tiếng nói chung giữa hàng trăm quốc gia khác biệt này là điều vô cùng khó khăn.

Sau thời hạn phải kết thúc đàm phán Doha vào ngày 31/12/2011, chủ nghĩa bảo hộ nhen nhóm tăng dần lên. Mới đây, Argentina đã nộp đơn khiếu nại bảo hộ đối với hai mặt hàng là chanh và thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, và kiện Tây Ban Nha lên WTO với các mặt hàng nhiên liệu sinh học.

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô số đơn khiếu nại đang gia tăng khắp thế giới. Theo tính toán của WTO, hành động ăn miếng trả miếng sẽ hạn chế 4% thương mại toàn cầu, nhiều hơn so với xuất khẩu của châu Phi.

Doha bị tê liệt khiến các nước nghiêng dần sang các thỏa thuận đa phương. Không phải tất cả các thỏa thuận này đều xấu, nhưng chúng có xu hướng làm lợi cho các nhóm khu vực chứ không mang lại lợi ích toàn cầu.

Và những giao dịch nhỏ thường có luật lệ và tiêu chuẩn khác nhau nên làm cho các đàm phán toàn cầu ngày càng khó khăn hơn. Thay vì cho phép vòng đàm phán Doha được thay thế với một sự chắp vá các ưu đãi trong khu vực, Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy nên từ bỏ nguyên tắc “tất cả hoặc không có gì” đã giết chết Doha.

Thay vào đó, các cuộc đàm phán sẽ được chia thành nhiều phần nhỏ và cho phép thực thi độc lập với nhau. Các cuộc đàm phán sẽ được mở nên bất kỳ thành viên nào cũng có thể tham gia hoặc không.

Do đó, một số giao dịch không bao gồm tất cả. Nhưng các hướng dẫn khác của WTO như “Tối huệ quốc” phải được áp dụng.

Quy tắc này có nghĩa rằng bất kỳ thỏa thuận giữa một nhóm nhỏ hơn phải được áp dụng cho tất cả các thành viên WTO, ngay cả khi họ không đáp lại. WTO do đó sẽ giảm các rào cản thương mại cho tất cả các thị trường.

Vòng Phục hồi toàn cầu nên tập trung vào sản xuất và dịch vụ - đại diện cho khoảng 55% tổng thương mại.

Dự kiến, bộ trưởng tài chính các nước G20 sẽ gặp mặt ở Mexico City vào tháng 11 tới và tại đây họ sẽ yêu cầu WTO khởi động Vòng phục hồi toàn cầu và vấn đề dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuộc gặp tiếp theo của WTO tại Bali vào tháng 12 năm sau.

Đây có lẽ sẽ là điều tốt lành nhất đối với nền kinh tế thế giới trong 5 năm tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tạm biệt Doha, xin chào Bali!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO