Sai lầm của chủ nghĩa tư bản

12/10/2013 08:32

Sự cố của nước Mỹ phản ánh các mâu thuẫn nội tại hiện nay của chủ nghĩa tư bán được hai giáo sư Frydman (Đại học New York) và Goldberg (Đại học New Hampshire) phân tích trên Project Syndicate.

Sai lầm của chủ nghĩa tư bản

Đã 5 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế dây chuyền bắt đầu tư sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers, Chính phủ Mỹ lại tiếp tục phải đóng cửa một phần vì những chia rẽ sâu sắc trong quốc hội và gánh nặng nợ nần chồng chất. Sự cố của nước Mỹ phản ánh các mâu thuẫn nội tại hiện nay của chủ nghĩa tư bán được hai giáo sư Frydman (Đại học New York) và Goldberg (Đại học New Hampshire) phân tích trên Project Syndicate.

Đọc E-paper

Chính phủ Mỹ ngừng hoạt không chỉ gây ra ảnh hưởng tiêu cực ở trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu

Sáu ngày trước khi Lehman Brothers sụp đổ cách đây năm năm, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor vẫn duy trì mức đánh giá hạng "A" cho ngân hàng này. Moody còn phải chờ lâu hơn thế, một ngày trước khi ngân hàng này phá sản mới hạ bậc tín nhiệm. Vì đâu mà những cơ quan xếp hạng vốn vẫn được coi là uy tín hàng đầu thế giới cũng như các ngân hàng đầu tư lại có thể có những đánh giá sai lầm tệ hại như vậy?

> Chính phủ Mỹ bắt đầu ngừng hoạt động
> Khủng hoảng tài chính Mỹ: Đổi màu tư bản
> Khủng hoảng tài chính thế giới: Bước đường cùng
> Thế giới 5 năm khủng hoảng tài chính
> Các “tội đồ” khủng hoảng tài chính giờ ra sao?
> Khủng hoảng tài chính vẫn có thể tái diễn

Ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách cũng như các cơ quan xếp hạng tín nhiệm phải chịu phần trách nhiệm chính trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng thể hiện sự bất cập của một mô hình kinh tế hiện đại nhiều hơn là đại diện cho thất bại của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt trong phân định vai trò và chức năng của thị trường tài chính, và rộng hơn là sự thiếu ổn định của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Kể từ cuộc Đại suy thoái, không khó để nhận ra cuộc khủng hoảng mới này sẽ là một yếu tố không thể tránh khỏi khi mà các sách lược tài chính cũng như các đổi mới trong lĩnh vực kinh tế này đã cho thấy rất nhiều thiếu sót.

Sau sự sụp đổ của Ngân hàng Lehman, cựu Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Alan Greenspan đã điều trần trước Quốc hội Mỹ và phát biểu ông đã "tìm thấy lỗ hổng" trong hệ tư tưởng về lợi ích và đầu tư, vốn vẫn cho rằng tư tưởng tư lợi sẽ giúp bảo vệ xã hội khỏi những biến động thái quá của thị trường tài chính. Nhưng thực tế cho thấy thiệt hại của khủng hoảng đã xảy ra ngoài tầm kiểm soát.

Niềm tin này từng được nhắc tới trong một thuyết kinh tế gần đây có liên quan tới những nguyên nhân của sự bất ổn trong định giá tài sản. Thuyết này tính đến các yếu tố rủi ro và biến động giá trị tài sản như là các nguyên nhân chi phối, nếu cứ máy móc mang bài học quá khứ ra áp đặt cho tương lai.

Các nhà kinh tế ngày nay đưa ra mô hình cho thấy các thành phần tham gia nền kinh tế mà mục đích lợi nhuận là trên hết có thể kiếm lợi bằng nhiều cách chứ không riêng gì cách thúc đẩy giá nhà, giá tài sản lên mức đủ để xảy ra khủng hoảng. Cho nên thực tế là nhà đất, tài sản bị đẩy lên mức khống và để xảy ra khủng hoảng là một điểm rất không bình thường trong vận hành kinh tế tư bản.

Như chúng ta thấy, một nền kinh tế tham lam là nguồn cơn chính của việc dẫm đạp lên các quy định pháp luật cũng như hành chính hiện hành, vươn vòi tới tận các quỹ hưu trí chứ không riêng gì tổ chức kinh tế và vơ vét lợi nhuận. Các nền kinh tế mới nổi cũng có mô hình "tham lam" này nhưng biến thể hạn chế hơn rất nhiều và tránh được hầu hết các hậu quả kinh tế như ở Mỹ.

John Maynard Keynes, nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng, cha đẻ của kinh tế học hiện đại, từng cảnh báo, xét về nguyên nhân các cuộc khủng hoảng thì "Chính mỗi chúng ta đã tham gia vào một mớ hỗn độn và mắc sai lầm nghiêm trọng khi tham gia vào một guồng máy tinh vi mà hoạt động ra sao ta không hiểu".

Với Lý thuyết Tổng quát về Việc làm, lãi suất và tiền tệ, một trong những học thuyết có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX, Keynes đã đóng góp tư tưởng kinh tế quan trọng, đặc biệt về việc sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để đẩy các nước tư bản nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng sau Đại suy thoái.

Thế nhưng sau Thế chiến thứ hai, những người kế cận đã phát triển một chương trình kinh tế tham vọng hơn thế rất nhiều. Thay vì tiếp tục các biện pháp đối phó với những biến động biên độ cao trong nền kinh tế, như giảm phát sâu năm 1930, các chính sách này lại tập trung vào việc tạo ra việc làm.

Những người kế tục Keynes cho rằng mô hình kinh tế có thể đo được chính xác tiềm năng phát triển của nền kinh tế và cần phải tập trung vào việc tạo ra nhiều công ăn việc làm. Thực tế cho thấy điểm này là không khả thi, trong đó mô hình kinh tế lượng vĩ mô của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ, nhằm vào các gói kích thích kinh tế, giảm tỉ lệ thất nghiệp hồi năm 2008 đã thất bại, là một trường hợp điển hình.

Việc cứu trợ bơm tiền tuy thế vẫn là một biện pháp được nhiều nhà kinh tế ủng hộ. Nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul Krugman chẳng hạn, trong một phát biểu, ông cho rằng, tính lướt qua thôi thì gói kích thích kinh tế 800 tỷ USD của Chính phủ Mỹ còn phải ở mức lớn hơn thế 3 lần.

Những mâu thuẫn về thực tế và lý luận này đều cho thấy thế giới đang cần một giáo trình mới về cách giải quyết sự sụp đổ và khủng hoảng của nền kinh tế. Vấn đề không chỉ là kích thích kinh tế thế nào, và bao nhiêu, mà còn là liệu các nhà hoạch định chính sách đã rút ra được bài học gì từ quá khứ và phải làm sao để tránh lặp lại máy móc những biện pháp của quá khứ.

Thị trường nhà ở tại Mỹ sau thời điểm sụp đổ chẳng hạn, hàng triệu gia đình đã ngập lụt trong nợ nần và phải ra khỏi nhà, điều này vốn không được đề cập trong các mô hình chống khủng hoảng, nhưng là yếu tố quan trọng hàng đầu cấu thành nên khủng hoảng và hoàn toàn có thể đo đếm thiệt hại cũng như tính toán quy mô gói cứu trợ từ đây.

Những yếu tố khủng hoảng đã được các nhà kinh tế dự báo trước, và khi xảy ra, các nhà hoạch định chính sách hoàn toàn có thể trông cậy vào đội ngũ này để phục hồi.

Ngay từ thời đại của mình, Keynes đã cho thấy hiểu biết không toàn diện cũng như các biến động tài chính bất thường hoàn toàn có thể tác động lên chính sách, và cùng với các biến động phụ thuộc tác động hoặc không lên các sự kiện mà không ai có thể tiên liệu hay can thiệp.

Điều này đã được lịch sử kiểm chứng, cựu Thống đốc Ngân hàng Anh Mervyn King khẳng định "Sự hiểu biết của chúng ta về nền kinh tế là chưa đầy đủ và luôn luôn được hoàn thiện". Người kế nhiệm ông, Mark Carney đã kế tục quan điểm này, tránh các quy định và chính sách kém linh động, tránh các hạn chế quá chặt chẽ trên một số chỉ số tài chính.

Không nên chỉ tập trung vào các mục tiêu con số, dù là lạm phát, hay thất nghiệp, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung thu hẹp biên độ dao động của các chỉ số kinh tế, một cách hiệu quả để trả lời các vấn đề thực tế chứ không chỉ thao thao nói chuyện lý thuyết. Nhìn thẳng vào vấn đề của khủng hoảng 2008, và với thái độ nghiêm khắc tránh lặp lại sai lầm, chúng ta phải chấp nhận hạn chế và từ đó tận dụng thế mạnh của các thuyết kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sai lầm của chủ nghĩa tư bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO