Putin có dễ bị tổn thương?

13/12/2011 09:41

Chỉ vài tháng trước đây, Thủ tướng Nga Putin còn được coi là ứng viên chắc chắn giành thắng lợi ở thêm hai nhiệm kỳ tổng thống nữa. Nhưng với kết quả bầu cử hạ viện Nga, liệu người đàn ông cứng rắn của Kremlin có dễ tổn thương?

Putin có dễ bị tổn thương?

Chỉ vài tháng trước đây, Thủ tướng Nga Putin còn được coi là ứng viên chắc chắn giành thắng lợi ở thêm hai nhiệm kỳ tổng thống nữa. Nhưng với kết quả bầu cử hạ viện Nga, liệu người đàn ông cứng rắn của Kremlin có dễ tổn thương?

Ảnh: Reuters

Trước cuộc bầu cử tổng thống 4/3, một số nhà phân tích nói rằng, ông Putin có thể gặp "trục trặc" bởi ngưỡng cản tâm lý ngay ở vòng đầu tiên - nơi ông cần phải có 50% phiếu bầu để tránh phải bầu cử lại.

“Nếu họ bỏ phiếu một cách trung thực, ông ấy sẽ cần hai vòng để chiến thắng", Vladimir Pribylovsky, một nhà khoa học chính trị dự đoán.

Tuy nhiên, phần lớn nhà quan sát tin rằng, ông Putin sẽ chỉ đối mặt với ít vấn đề bởi thiếu các ứng viên thay thế phù hợp. Nhưng việc đảng Nước Nga thống nhất mất đi số ghế đáng kể ở Duma trong cuộc bầu cử mà nhiều người chỉ trích nó bị gian lận kết quả thì uy tín của Putin đã bị ảnh hưởng.

Alexei Mitrofanov của đảng Chỉ một nước Nga, đảng đã tăng sự hiện diện của mình ở Duma từ 38 ghế lên 64 ghế nói: "Nếu tất cả mọi người đoàn kết trước đảng Nước Nga thống nhất, chúng ta sẽ có tiềm năng khổng lồ".

Ông nhấn mạnh: “Tại thời điểm này, đây chỉ là cuộc thảo luận lý thuyết, nhưng nó là điều mà mọi đảng nghĩ tới".

“50% là kết quả tốt, nhưng vấn đề ở chỗ nó là xu thế đi xuống”, Masha Lipman, nhà phân tích chính trị tại Trung tâm Carnegie Moscow nói.

“Putin vẫn là nhân vật chính trị chủ chốt, nhưng ông đã mất sự độc quyền trong việc đưa ra các quyết định chính trị. Rõ ràng giờ đây các đảng khác đang nghĩ về việc liệu lòng trung thành có phải là chiến lược tốt nhất”.

Ông Putin không chỉ mất đi sự ủng hộ trong công chúng, mà ngay ở cả tầng lớp kinh doanh. "Putin trở lại vì điều gì?", một chủ ngân hàng người Nga hỏi. "Ông ấy phải đưa ra điều gì đó khác biệt. Đó là vấn đề lớn nhất".

Putin là "bất khả xâm phạm", chủ ngân hàng nói. Ông ấy là vị tổng thống mà không điều gì có thể chạm tới. Giờ đây, mọi thứ thay đổi 100%, bất cứ điều gì ông làm cũng có thể mang ý nghĩa tiêu cực. "Nó là tình huống bất lợi và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi, có thể dẫn tới hậu quả khó hình dung nổi".

Theo truyền thống, Kremlin đối mặt với các cuộc khủng hoảng tương tự bằng cách sử dụng nguồn lợi từ dầu để tăng cường sự ủng hộ cho mình.

Elina Ribakova, nhà kinh tế học cấp cao của Citibank cho rằng, có khá nhiều không gian để Kremlin gia tăng chi tiêu xã hội trong một nỗ lực tăng cường sự ủng hộ của chính quyền vào thời gian tới. Hiện nay, Quỹ Dự trữ và Quỹ phúc lợi - hai kho quỹ tượng trưng cho sự giàu có từ dầu mỏ của Nga, có khoảng 110 tỉ USD. "Nó đủ dùng cho hai năm", bà Ribakova nói.

Tiến tới cuộc bầu cử tháng 3, từng bước đi tiếp theo của Thủ tướng Nga Putin đều sẽ được dõi theo chặt chẽ. Một số người dự đoán ông sẽ phản ứng bằng sự thay đổi như mở rộng tự do chính trị.

Tuy nhiên, Lipman và một số nhà phân tích khác không coi đây là khả năng thực tế. “Ông ấy không thể sẻ chia quyền lực, hoặc mở rộng tự do", và “Một khi đã có quyền lực trong tay, bạn càng phải tìm cách có nhiều quyền lực hơn", bà nói.

Hôm 11/12, Tổng thống Medvedev viết trên Facebook rằng ông đã chỉ thị điều tra về các cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử Duma quốc gia vừa qua. "Theo hiến pháp, các công dân Nga có quyền tự do phát biểu và tự do tụ tập. Người dân có quyền bày tỏ sự bất đồng", ông Medvedev viết.

"Tôi không nhất trí với các khẩu hiệu hay các thông điệp được đưa ra trong các cuộc biểu tình. Tuy nhiên, tôi đã ra lệnh mở các cuộc điều tra về mọi thông tin từ các trạm bỏ phiếu về việc thực hiện đúng luật bầu cử", ông khẳng định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Putin có dễ bị tổn thương?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO