Nam Phi: Ngọn hải đăng lu mờ

P.V| 24/10/2012 08:22

Biểu tượng tăng trưởng của châu Phi đang trượt dốc trong khi các phần còn lại của châu lục đen đang đi lên.

Nam Phi: Ngọn hải đăng lu mờ

Biểu tượng tăng trưởng của châu Phi đang trượt dốc trong khi các phần còn lại của châu lục đen đang đi lên.

Đọc E-paper

Làn sóng biểu tình đang đe dọa kinh tế Nam Phi
Cách đây không lâu, Nam Phi được biết đến là nền kinh tế thành công nhất ở châu Phi. Vào đầu thiên niên kỷ, nó chiếm 40% GDP của 48 quốc gia phía nam của sa mạc Sahara, trong khi Nigeria, đông dân hơn ba lần, ở vị trí thứ hai với khoảng 14%.

Mặc dù hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Aparthied rất nặng nề, nhưng Nam Phi đã chuyển đổi thành công sang nền dân chủ vào năm 1994: Quốc hội và hệ thống bầu cử hiệu quả, hiến pháp mới, các tòa án độc lập, báo chí sôi động và thị trường chứng khoán đầu tiên tại châu Phi.

Cựu Tổng thống Nelson Mandela không chỉ ngăn chặn được cuộc tắm máu chủng tộc mà còn đặt nền tảng cho “một ngọn hải đăng” cho phần còn lại của châu Phi. Kể từ đó, châu Phi, từng bị gọi là “lục địa vô vọng”, đã bắt đầu thực hiện những bước tiến táo bạo.

Thế nhưng, trong một thập kỷ qua, trong khi các nền kinh tế châu Phi ở phía bắc của sông Limpopo phát triển trung bình hằng năm là 6%, kinh tế Nam Phi trong vài năm qua chỉ ở mức 2%.

Theo các nhà kinh tế, làn sóng đình công hiện nay đã làm cho GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Phi này sụt giảm 0,5%. Họ còn bày tỏ lo ngại rằng nếu đình công lan sang lĩnh vực khai thác than thì mức độ sẽ hết sức nghiêm trọng, bởi nhiệt điện đang đóng góp tới 85% sản lượng điện của Nam Phi.

Hãng xếp hạng Moody’s đã hạ xếp hạng trái phiếu của Nam Phi từ A3 xuống Baa1, từ mức cao xuống mức trung bình, là do những bất ổn về chính trị và kinh tế.

Khai thác mỏ, từng là động lực của nền kinh tế, đã bị phá vỡ bởi các cuộc đình công tự phát, khiến các công ty lớn nhất phải sa thải hàng ngàn công nhân.

Trong tháng 8, một cuộc đình công bạo lực xảy ra tại một mỏ bạch kim ở Marikana, gần Johannesburg, khiến 34 người chết.

Các cuộc biểu tình ngày càng lan rộng và trở nên bạo lực, khiến Nam Phi triền miên trong bất ổn, kéo theo nhiều hệ lụy khác. Giáo dục là một ví dụ: theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Nam Phi xếp hạng 132 của 144 quốc gia cho giáo dục tiểu học, 143 trong lĩnh vực khoa học và toán học.

Tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 25%, nhưng có lẽ thực tế là gần 40%. Trong số những người có việc làm, một phần ba kiếm được ít hơn 2 USD một ngày. Sự bất bình đẳng đã gia tăng và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Nam Phi hiện cao nhất thế giới.

Sự bất lực của giới lãnh đạo và tham nhũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự đi xuống mà Nam Phi gần như không thể kiểm soát nổi. Kể từ khi ông Mandela nghỉ hưu vào năm 1999, Nam Phi đã đi vào thời kỳ tồi tệ. Tồi tệ nhất là 9 năm dưới sự lãnh đạo đầy tính phân biệt chủng tộc của Thabo Mbeki.

Sau khi ông bị lật đổ trong năm 2008, ông Kgalema Motlanthe lên lãnh đạo một thời gian ngắn, trước khi ông Jacob Zuma trở thành Tổng thống vào năm 2009.

Vị tổng thống này, từng kết hôn 6 lần và có tới 20 đứa con, nổi tiếng là một thủ lĩnh có sức thu hút, một chuyên gia hùng biện, tận dụng thành công hình ảnh của mình như một chính trị gia xuất phát từ nhân dân, trái ngược hẳn với tính cách có phần lạnh lùng và câu nệ của Thabo Mbeki - người từng du học tại London và có quan hệ khăng khít với giới trùm tư bản.

Tuy nhiên, ông Jacob Zuma đã thất bại trong việc giải quyết những tai họa của tham nhũng. Đại hội Dân tộc Phi (ANC) dưới bảo trợ của ông đã tìm cách làm suy yếu sự độc lập của tòa án, cảnh sát, chính quyền và báo chí; sẵn sàng bỏ qua lợi ích của nhà nước để dành những hợp đồng công cho các nhà đầu tư như là phần thưởng cho lòng trung thành với chính quyền Zuma.

Gần hai thập kỷ sau khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc kết thúc, Nam Phi đang trở thành một nhà nước độc đảng. Phe đối lập Liên minh Dân chủ (DA), do Helen Zille, một phụ nữ da trắng và từng là nhà báo chống phân biệt chủng tộc trước đây, đã chiếm 17% số phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm 2009 và 24% trong các cuộc bầu cử địa phương năm ngoái.

Nhưng hầu hết người da đen Nam Phi nhìn DA “quá trắng” nên ANC vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với hơn 60% số phiếu bầu. Các nước láng giềng ở phía bắc đang thoát ra khỏi mô hình độc đảng dung dưỡng tham nhũng và trì trệ trong nhiều thập kỷ.

Nhưng Nam Phi đang đi theo hướng ngược lại. Vì vậy, hy vọng tốt nhất cho đất nước này trong những năm tới là một sự “chia rẽ” thực sự trong ANC giữa phe cánh tả dân túy và phe hậu thuẫn cho giới giàu có, tạo điều kiện cho cử tri quyền lựa chọn. Cho đến khi điều đó xảy ra, Nam Phi vẫn là chiều đi xuống của một châu Phi đang đi lên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nam Phi: Ngọn hải đăng lu mờ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO