Kinh tế Đông Á: Mất động lực từ... gia đình

THU HỒNG| 01/11/2012 05:32

Các nền kinh tế Đông Á sẽ phải quên đi những bí mật của sự thành công trong quá khứ khi những giá trị gia đình ngày càng suy giảm.

Kinh tế Đông Á: Mất động lực từ... gia đình

Các nền kinh tế Đông Á sẽ phải quên đi những bí mật của sự thành công trong quá khứ khi những giá trị gia đình ngày càng suy giảm.

Đọc E-paper

Dân số già nua khiến kinh tế Nhật giảm mất động lực

Trong nửa thế kỷ qua, Đông Á đã nổi lên như một khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Các nền kinh tế trong khu vực đã gặt hái thành công với nhiều mô hình khác nhau: chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản; cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng ở Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc...

Nhưng những quốc gia này có đặc điểm chung về hệ tư tưởng Nho giáo mạnh mẽ: kinh doanh thường theo mô hình gia đình. Các bà mẹ hoặc ông bố tham công tiếc việc hy sinh tất cả vì lợi ích của thế hệ tiếp theo.

Nhưng nền tảng này đang bắt đầu sụp đổ và nếu không có giải pháp hiệu quả, thành quả 50 năm của khu vực có thể bị đe dọa. Các dấu hiệu của một tình trạng bất ổn mới nổi châu Á có thể được nhìn thấy trong các nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, điển hình là trường hợp của Nhật Bản với hai thập kỷ dài trì trệ. Hàn Quốc và Singapore có thể tăng trưởng trong năm, nhưng thị trường trong nước dường như không có khả năng mở rộng nhiều.

Tình trạng bất ổn này được phản ánh ở tỷ lệ sinh giảm, trong một báo cáo mới của Đại học Công vụ Singapore. Theo ước tính của Đại học Quốc gia Singapore, 1/4 phụ nữ Đông Á độc thân ở độ tuổi 50 và 1/3 sẽ không có con khiến các nhà xã hội học đưa ra khái niệm "một hệ sinh thái vô sinh là lựa chọn ưa thích".

Đây là một hiện tượng phức tạp nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nuôi dưỡng trẻ em ngày càng khó khăn hơn trong bối cảnh chi phí nhà ở và sinh hoạt rất cao. Bên cạnh đó, môi trường làm việc cạnh tranh gay gắt khiến phụ nữ bị chi phối nhiều hơn, tác động tiêu cực đến tỷ lệ sinh.

Năm 1970, chưa đến một nửa phụ nữ ở Nhật Bản và Hàn Quốc có việc làm. Đến năm 2004, con số này đã tăng lên đến 3/4 ở Nhật Bản, khoảng 3/5 ở Hàn Quốc. Mặt khác, do ảnh hưởng bởi Nho giáo, đàn ông châu Á không chia sẻ nhiệm vụ nuôi con với vợ. Đạo đức Nho giáo trong trường hợp này làm xói mòn giá trị quan trọng của gia đình.

Nhật Bản là đại diện điển hình. Đến năm 2010, 1/3 phụ nữ Nhật Bản ở độ tuổi 30 còn độc thân, gấp 8 lần tỷ lệ năm 1960. Đến năm 2030, dự báo có khoảng gần 1/3 nam giới Nhật Bản có thể còn độc thân ở tuổi 50.

Thiếu năng lượng sáng tạo của những người trẻ tuổi khiến nền kinh tế của Nhật Bản trở nên ngày càng trì trệ và hướng nội. Theo Gallup, người Nhật hiện nay là một trong những dân tộc bi quan nhất hành tinh. Trong năm 2050, số lượng người trên 80 tuổi sẽ nhiều hơn 10% so với những người dưới 15 tuổi.

Theo đó, Tokyo, đô thị đông dân nhất thế giới hiện nay, sẽ giảm một nửa dân số từ 35 triệu người hiện tại vào năm 2100. Sau đó, tổng dân số của Nhật Bản có thể giảm còn 48 triệu người. Và những gì còn lại của Nhật Bản sẽ là những đô thị cũ kỹ, thiếu sức sống.

Các nước Đông Á khác có thể phải đối mặt với số phận tương tự một hoặc hai thập kỷ sau đó. Tại Đài Loan, 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 30 và 34 đang độc thân; con số này 30 năm trước chỉ là 2%.

Trong ba thập kỷ, tình trạng sống độc thân và không có con từ hiếm trở thành phổ biến. Trong một cuộc thăm dò năm 2011 ở phụ nữ Đài Loan dưới 50 tuổi, đa số tuyên bố họ không muốn có con.

Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore đối phó tình trạng già hóa dân số bằng chính sách nhập khẩu lao động  từ nước ngoài. Tuy nhiên, tình trạng nhập cư hàng loạt đã gây ra sự bất bình sâu rộng tại quốc đảo.

Không giống như bản chất đa văn hóa, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc sẽ gặp khó khăn với khái niệm khai thác lao động nhập khẩu. Khi Trung Quốc phát triển và đô thị hóa mạnh mẽ, tình hình nhân khẩu học sẽ theo vết xe đổ của Nhật Bản. Trung Quốc sẽ "mất" 60 triệu người dưới 15 tuổi vào năm 2050, xấp xỉ dân số của Ý; và thêm 190 triệu người 65 tuổi trở lên, xấp xỉ dân số của Việt Nam.

Trong dài hạn, những nước này sẽ phải xem xét lại các ưu tiên của họ. Để có được một tương lai thịnh vượng, việc đầu tiên họ phải xem xét là khuyến khích phát triển các gia đình "hài hòa" trong xã hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh tế Đông Á: Mất động lực từ... gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO