Khi Ngân hàng trung ương Australia thành... trại vô gia cư

THÁI DUY| 09/08/2017 06:20

Người vô gia cư tại Australia phải ở tạm ngay trụ sở của ngân hàng trung ương, nơi có khả năng điều chỉnh và ảnh hưởng tới tình trạng vô gia cư!

Khi Ngân hàng trung ương Australia thành... trại vô gia cư

"Không thể nào có được chỗ ở tại thành phố này. Chúng tôi được những người dễ mến nơi đây giúp đỡ. Họ đem thức ăn đến, đưa quần áo đến. Họ quyên góp tiền cho chúng tôi", Bloomberg tuần trước dẫn lời ông Majik, 52 tuổi, một người sống bên ngoài tòa nhà Ngân hàng Dự trữ Liên bang Australia (RBA). 

Đọc E-paper

Ông Majik là một trong những người không đủ khả năng tìm được chỗ ở và phải dựng lều sống bên ngoài RBA. Hàng chục căn lều như thế đã là biểu tượng cho cuộc khủng hoảng nhà đất tại thành phố Sydney, nơi giá cả đã tăng lên tới 127% kể từ năm 2009. Theo Bloomberg, giai đoạn 5 năm liền cắt giảm lãi suất đã tạo ra sự bùng nổ nhà ở tại thành phố này, và 99% số người thu nhập thấp không thể mua nổi.

Xuất hiện từ cuối năm ngoái như một "khoảng không an toàn" cho phụ nữ vô gia cư, khu lều đặc biệt này giờ đây trở thành chốn dung thân của những người nghèo khó. Xung quanh, nhiều người khác đang giúp đỡ họ như ông Majik đã nói.

Metcalfe, một người không may mắn khác, nhận xét rằng giá cả ở Sydney thật điên rồ, khi một phòng ngủ có giá tới 600 AUD (480 USD)/tuần, chưa tính điện nước. Cuộc khủng hoảng giá cả kéo dài ấy gây ra sự mất cân đối thu nhập lớn tại Úc, trong thời điểm đảng đối lập Lao động đòi đánh thuế người giàu để giải quyết, còn chính phủ thì cho rằng điểm cần thiết là phát triển kinh tế chứ không phải đánh thuế.

Nhưng sự chậm trễ trong việc triển khai chính sách là một chuyện, điều trước tiên là khung cảnh trái khuấy: người vô gia cư phải ở tạm ngay trụ sở của ngân hàng trung ương, nơi có khả năng điều chỉnh và ảnh hưởng tới tình trạng vô gia cư!

Lanz Priestly, người đã làm việc với những người vô gia cư trong nhiều thập kỷ nay, đã hình thành nên "khu trại tập trung" ấy. Năm ngoái, người đàn ông ở độ tuổi 70 này đã được 17 phụ nữ tiếp cận, tất cả trong số ấy đều từng bị xâm hại tình dục. Ông nói: "Vấn đề của nhiều người ở Sydney là thiếu hụt khả năng mua nhà ở. Khi bạn nghe tới điều ấy (chuyện phụ nữ bị xâm hại), bạn hiểu rằng mình phải hành động ngay lập tức".

Trước khi khu trại này thành địa điểm "nổi tiếng", người vô gia cư ở Australia - một nước nổi tiếng bình đẳng, cũng lang bạt khắp nơi. Nhưng thời tiết lạnh giá, cũng như cáo buộc bị lạm dụng của phụ nữ, biến RBA trở thành nơi trú ẩn lý tưởng. Từ thời điểm thành lập tới nay, các căn lều ở RBA đã đón 450 người, và trong đó có 212 người đã tìm được nhà. Sự hỗ trợ của khu lều từ thức ăn tới nơi ở, đã đem lại hiệu quả trong ngắn hạn.

Ông Priestly nói thêm: "Một số người phải trả 80 đến 90% thu nhập để thuê nhà và thực tế là không còn đủ tiền mặt để mua thức ăn. Vậy nên chúng tôi phải giúp họ”.

>>Giá bất động sản Australia tăng vọt vì người Trung Quốc

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khi Ngân hàng trung ương Australia thành... trại vô gia cư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO