Chống tham nhũng tại Trung Quốc: Đánh chuột lo vỡ bình

LAM HỒNG| 29/05/2013 08:16

Giới lãnh đạo Trung Quốc (TQ) muốn hiện thực hóa "giấc mơ phục hưng Trung Hoa" qua cuộc chiến chống tham nhũng.

Chống tham nhũng tại Trung Quốc: Đánh chuột lo vỡ bình

Giới lãnh đạo Trung Quốc (TQ) muốn hiện thực hóa "giấc mơ phục hưng Trung Hoa"  qua cuộc chiến chống tham nhũng.

Đọc E-paper

"Nếu không có sự mâu thuẫn trong đảng và không có cuộc đấu tranh tư tưởng để giải quyết chúng, đảng sẽ không tồn tại", Mao Trạch Đông đã viết trong một bài xã luận công bố năm 1937.

Ngày nay, đảng do Mao gây dựng vẫn đang lãnh đạo Trung Quốc và vẫn đấu tranh tư tưởng để giải quyết nhiều mâu thuẫn do sự cai trị độc đảng gây ra, đặc biệt là nạn tham nhũng.

Kể từ khi trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản TQ và Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, ông Tập Cận Bình đã mở một chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản TQ với lời cảnh báo "nếu không chống được tham nhũng có thể dẫn đến sự sụp đổ của đảng cầm quyền".

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật đảng đã điều tra hàng loạt sai phạm của các quan chức cấp cao. Dư luận trong và ngoài TQ vẫn còn chấn động về việc điều tra Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Vợ của ông Bạc bị buộc tội giết người và phải chịu án tử hình.

Trong khi đó, ông Bạc bị khai trừ khỏi đảng và đang chờ bị xét xử với tội danh tham nhũng. Mới đây, theo Tân Hoa xã, ông Lưu Thiết Nam, 58 tuổi, một trong 11 Phó chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, là quan chức cấp cao mới nhất bị điều tra trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc mở rộng chiến dịch chống hối lộ trong đội ngũ lãnh đạo...

Nhưng việc loại bỏ Bạc và Lưu cho thấy Đảng Cộng sản TQ khó khăn như thế nào khi vừa phải vật lộn chống tham nhũng, vừa không làm suy yếu sự cai trị của đảng. Cáo buộc Lưu Thiết Nam lừa đảo, nhận hối lộ, nói dối về bằng cấp và đe dọa giết người tình cũ là do phóng viên của tờ Caijing công bố trên mạng xã hội Weibo.

Tương tự, Lôi Chính Phú, Bí thư Quận ủy Bắc Bội, Trùng Khánh, cũng bị cách chức và bị buộc tội tham nhũng sau khi xuất hiện trong một cuốn băng sex do một blogger công bố.

Global Times gọi vụ triệt hạ Lưu Thiết Nam là một "chiến thắng cho Weibo" và kêu gọi chính quyền chấp nhận "tác động tích cực của các hoạt động trực tuyến không chính thống".

Lật đổ các chính trị gia cao cấp như Bạc Hy Lai, lãnh đạo Đảng Cộng sản TQ đã thể hiện lập trường mạnh mẽ đối với nạn tham nhũng. Tuy nhiên, nhiều người dân TQ tỏ ra nghi ngờ việc sẽ có những thay đổi căn bản trong việc chống tham nhũng tại nước này.

GS.Trương Minh, Khoa học Chính trị Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho rằng những trường hợp như Bạc Hy Lai đang rất phổ biến tại Trung Quốc. Ông đặt câu hỏi: "Tất cả chúng ta đều biết vấn đề là do hệ thống. Tại sao không ai ngăn chặn khi ông ta mới bắt đầu tham nhũng? Tại sao không có ai kiểm soát?".

Nghê Tinh, GS. Đại học Trung Sơn ở thành phố Quảng Châu, nói rằng Đảng Cộng sản TQ muốn giữ cuộc chiến chống tham nhũng nằm bên trong hệ thống. Đảng ủy lạo người dân chống tham những nhưng không muốn bị đặt dưới áp lực của công chúng phải cải tổ hệ thống.

Trong diễn văn bế mạc kỳ họp quốc hội mới đây của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như trong phát biểu trước báo giới của Thủ tướng Lý Khắc Cường, chống tham nhũng và xây dựng một "chính phủ trong sạch" đã được nêu lên như những mục tiêu của công cuộc biến "giấc mơ phục hưng Trung Hoa" thành hiện thực.

Tuy nhiên, theo Cheng Li, Giám đốc Nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Brookings, phép thử tốt hơn với cam kết chống tham nhũng của ông Tập phải là khả năng thông qua các điều luật buộc quan chức chính phủ và người thân của họ kê khai tài sản cũng như các hoạt động tài chính.

Bởi vì, mặc dù nhiều cá nhân đã bị trừng phạt nhưng những đạo luật liên quan tới chống tham nhũng ít được nhắc tới. Cơ quan kỷ luật của đảng cầm quyền vẫn chưa có ý định đưa dự thảo luật chống tham nhũng đầu tiên lên bàn nghị sự cho dù có thường xuyên cam kết thúc đẩy quá trình này.

Theo Vương Trần Giang, người đứng đầu Ban Xây dựng đảng thuộc Trường Đảng Trung ương TQ: "Một mặt, đấu tranh chống tham nhũng là cách thức tốt để nâng cao uy tín, thẩm quyền của đảng, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi vì một đạo luật như thế có thể ảnh hưởng tới quyền lực của đảng cầm quyền".

Vì thế, mâu thuẫn mà Mao đặt ra vẫn chưa có lời giải sau hơn nửa thế kỷ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chống tham nhũng tại Trung Quốc: Đánh chuột lo vỡ bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO